Chiến sự Nga - Ukraine: Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ

Diendandoanhnghiep.vn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Edogan là người đề cao “chủ nghĩa lợi ích quốc gia”, ông liên tục thay đổi lập trường với EU - Nga - Mỹ để đạt được lợi ích trước mắt.

Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ con đường ra biển duy nhất của Nga trên Biển Đen

Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ con đường ra biển duy nhất của Nga trên Biển Đen

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Cú "bẻ lái" bất ngờ của Ấn Độ

Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên là thế lực có ảnh hưởng không nhỏ đến chiến sự Nga - Ukraine, và là một bên mà Tổng thống Putin luôn muốn được hợp tác.

Đầu năm 2022, để tranh thủ sự ủng hộ của Moscow khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự dọc biên giới Syria, Tổng thống Tayyip Edogan đã làm hài lòng người đồng cấp phía Nga, không tán thành Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.

Tháng 11/2022, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch truy quét lực lượng người Kurd tại Syria và Iraq mà nước này cáo buộc là tổ chức khủng bố. Sau khi đẩy lùi người Kurd lùi sâu vào lãnh thổ Syria, thiết lập chốt chặn trên đất láng giềng, Ankara bắt đầu có tính toán khác.

Tháng 3/2023, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xem xét phê duyệt giúp Helsinki được vào NATO. Trước đó không lâu, ông Edogan tuyên bố: “các nước không nên gửi phái đoàn đến Ankara làm gì, chúng tôi sẽ không đồng ý cho những nước trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tổ chức an ninh NATO".

Ông Erdogan cũng cáo buộc Phần Lan và Thụy Điển không có thái độ rõ ràng với khủng bố, thậm chí gọi Thụy Điển là “lò ấp” cho các tổ chức khủng bố. “Làm sao chúng ta có thể tin tưởng họ?”, ông Erdogan nhấn mạnh.

Vậy nhưng, ngày 10/7, cũng chính Tổng thống Edogan xác nhận, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét thông qua tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, giúp Mỹ và châu Âu thông chốt chặn cuối cùng. Phía Nga gọi đây là “cú đâm sau lưng”.

Tổng thống Putin và Tổng thống Edogan

>> Thấy gì từ liên minh khí đốt Nga - Thổ Nhĩ Kỳ?

Sở dĩ Ankara sẵn sàng làm mất lòng Moscow là vì những lợi ích mà quốc gia này nhận lại cho cái “gật đầu” với Phần Lan và Thụy Điển là rất lớn. Helsinki và Stockhom sẽ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ vào EU, dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, đầu tư và thương mại cho quốc gia Hồi giáo.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tranh thủ khá nhiều lợi ích trong quan hệ với Nga kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine xảy ra. Tháng 12/2022 khi G7 siết chặt ngành năng lượng Nga, ông Edogan đã kéo về đất nước mình trung tâm trung chuyển khí hóa lỏng lớn nhất châu Âu do Nga đầu tư.

Động thái nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp Nga “tẩy xuất xứ” năng lượng, đồng nghĩa với việc khiến lệnh cấm vận của phương Tây mất hiệu đáng kể hiệu lực. Kết quả đổi lại là châu Âu, Mỹ có thể thiếu năng lượng, giận dữ, nhưng vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên khi nắm giữ nguồn tài nguyên quý giá.

Trong cuộc khủng hoảng ngũ cốc, nhờ vị trí đắc địa trên Biển Đen, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có một chân đảm nhiệm vai trò “bảo kê” an ninh cho tàu hàng từ Ukraine. Từ chỗ hợp tác với Nga, giờ đây Ankara đầu tư cho hải quân, sẵn sàng đứng ra hộ tống ngũ cốc kể cả khi Nga thoát khỏi thỏa thuận.

Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ bày tỏ quan điểm thiên cực về chiến sự Nga - Ukraine, và Tổng thống Edogan thực sự là chính trị gia đầy mưu lược, sẵn sàng đưa ra các quyết định, đôi khi có phần lạnh lùng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga - Ukraine: Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714209315 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714209315 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10