Chiêu “cáo gửi chân” của các hãng bia ngoại

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi Sabeco về tay người Thái và Carlsberg đang đẩy nhanh việc trở thành cổ đông chi phối tại Habeco, chỗ của các doanh nghiệp nội tại thị trường bia chỉ còn rất chật hẹp.

 các doanh nghiệp ngoại đang lần lượt thôn tính rồi thâu tóm 2 nhà máy bia lớn nhất của Việt Nam và đẩy doanh nghiệp nội vào thế loay hoay tìm chỗ đứng.

Doanh nghiệp ngoại đang lần lượt thôn tính rồi thâu tóm 2 nhà máy bia lớn nhất của Việt Nam và đẩy doanh nghiệp nội vào thế loay hoay tìm chỗ đứng.

Trao đổi với DĐDN về câu chuyện này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, lĩnh vực rượu, bia là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh và cao ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, ở Việt Nam, đây là ngành có sức tiêu thụ rất lớn và có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian vừa qua.

Về mặt lợi nhuận, ông Thịnh đánh giá đây là ngành có mức lợi nhuận lớn, vì thế việc sản xuất, tiêu dùng rượu, bia đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, sức mạnh và khả năng tài chính cũng như cách thức đàm phán, mức độ trả giá của các nhà đầu tư quốc tế thường lớn hơn nhà đầu tư trong nước. Chính vì thế, theo quy luật thị trường, người nào trả giá cao hơn sẽ là người chiến thắng.

Ở đây chúng ta đang nói đến một vấn đề trong cơ chế thị trường thì cuộc cạnh tranh đó cũng là điều hết sức bình thường và bình đẳng. Nhưng ở góc độ nào đó, chẳng hạn như sự tự hào dân tộc thì chúng ta cần phải xem xét lại. Các nhà đầu tư, chủ sở hữu cổ phần tại những nhà máy này cũng nên nghĩ đến lợi ích lâu dài của ngành sản xuất để có ứng xử thích hợp với việc bán hay không bán cổ phần trong các doanh nghiệp đang có mức độ tăng trưởng lớn, lợi nhuận tương đối cao như trong lĩnh vực rượu, bia.

Trả lời câu hỏi, ông có cảm thấy cảm thấy lo ngại không khi các doanh nghiệp ngoại đang lần lượt thôn tính rồi thâu tóm 2 nhà máy bia lớn nhất của Việt Nam và đẩy doanh nghiệp nội vào thế loay hoay tìm chỗ đứng, ông Thịnh bình luận, đây là vấn đề mà bản thân những doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước phải tự mình nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với người tiêu dùng và xã hội.

Nhiều ý kiến chuyên gia bày tỏ, khi bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như trong lĩnh vực bia rượu thì cũng nên ưu tiên doanh nghiệp nội, với nhiều lý do như không bị mất thương hiệu quốc gia, tránh bãy thâu tóm của doanh nghiệp ngoại bẳng chiêu trò góp vốn, thua lỗ, tăng tỷ lệ sở hữu rồi "nuốt trọn" đối tác hay chiêu "cáo gửi chân" rồi nuốt chửng chủ nhà mà Carlsberg đã từng áp dụng với một số hãng bia ở Việt Nam.  

Đơn cử, hãng bia Carlsberg vào Việt Nam rất sớm, dù không thành công trong việc bán bia nhưng hãng này lại trụ vững khi thâu tóm thành công nhiều công ty bia trong nước. Ngoài việc mua đứt 100% cổ phần của bia Huda Huế vào năm 2011, Carlsberg cũng đang nắm giữ đến 60% cổ phần thương hiệu bia nổi tiếng Halida của Công ty cổ phần bia Đông Nam Á, 30% cổ phần tại bia Hạ Long. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, Carlsberg luôn tìm mọi cách để gia tăng sở hữu tại Habeco. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiêu “cáo gửi chân” của các hãng bia ngoại tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711667642 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711667642 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10