Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó: Cần có Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái

Diendandoanhnghiep.vn Với tinh thần “cứu doanh nghiệp như cứu hoả”, nhiều lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam mong muốn Chính phủ sớm thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về chống suy thoái kinh tế...

p/Các thành viên của Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ cùng nhau tìm kế sách chung thoát khỏi dịch COVID-19.p/

Các thành viên của Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ cùng nhau tìm kế sách chung thoát khỏi dịch COVID-19.

Hiếm khi hơn 20 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam có dịp ngồi lại cùng nhau để tìm một kế sách chung thoát khỏi tình cảnh khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong dịch COVID-19. Họ là thành viên của Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ.

Doanh nghiệp đang “giật lùi”

Ông Lê Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Động Lực chia sẻ rằng, nếu như chỉ một năm trước đó doanh nghiệp còn tính đến chiến lược dài hơi 3-5 năm thì bây giờ chỉ dám nghĩ đến kế hoạch ngắn hạn. Bởi không biết thời điểm nào dịch COVID- 19 mới kết thúc. Môi trường kinh doanh đang thay đổi quá nhanh và khó lường. Ví dụ cụ thể, tháng 3/2020 doanh thu của doanh nghiệp còn đạt 50% so với tháng trước nhưng sang tháng 4 chỉ còn 10%. Đầu ra của doanh nghiệp đang bị chặn. Vì vậy nếu không có một quyết sách phù hợp từ Chính phủ thì doanh nghiệp khó có đường “sống”.

Nhiều doanh nhân thừa nhận rằng doanh nghiệp đang phải đi “giật lùi” để bảo toàn nguồn lực và chờ cơ hội. Việc sa thải nhân sự là việc đau lòng nhưng khó tránh khỏi.

Một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp áp dụng phổ biến trong bối cảnh thiện nay là “thắt lưng buộc bụng”. Theo ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco: Đến thời điểm này chúng tôi luôn nỗ lực để không phải cắt giảm nhân sự, duy trì việc làm cho 10 nghìn lao động. Việc luân chuyển nhân sự và thay đổi phương thức làm việc đã tiết giảm được 30 tỷ đồng mỗi tháng. Số tiền này được để dành trong quỹ ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tiếp theo.

Nhận định về tương lai phía trước của cộng đồng doanh nghiệp, các lãnh đạo doanh nghiệp thống nhất rằng, hiện nay có 3 con virus cùng tồn tại, thứ nhất là vi rút gây COVID-19, thứ hai là virus sợ hãi, thứ ba là virus tiêu dùng tối thiểu đang bóp chặt chi tiêu của người dân.

Virus thứ nhất các quốc gia phát triển dự kiến có thể kéo dài 18- 24 tháng nhưng virus thứ hai và thứ ba có thể kéo dài 3-5 năm. Rất khó để làm một người sợ hãi trở lại bình thường và khi kinh tế bị thắt tiêu dùng tối thiểu thì không cách nào kinh tế phát triển được. Chính vì vậy, lúc này phải tiến hành trên cả 3 mặt trận: chống dịch, chống suy thoái doanh nghiệp và chống thất nghiệp.

Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam nhận định, các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực nghỉ dưỡng của chúng tôi dự báo ảnh hưởng của COVID- 19 nếu ngắn là 3 năm, còn không phải 5 năm. Thậm chí “vết thương” có thể kéo dài 10 năm mới lành vậy. Vì vậy doanh nghiệp phải tính chặng đường dài. Doanh số chỉ còn 10% thì mọi doanh nghiệp đều chết. Vì vậy phải khơi thông dòng chảy tiêu dùng. Có những nút thắt thì đây là cơ hội để gỡ bỏ triệt để.

Nghĩ xa, hành động gần

Thế giới biến đổi theo một mô hình khác, môi trường kinh doanh ngày càng bất định và khó lường vì vậy đối với các doanh nhân lúc này nghĩ xa nhưng phải hành động gần để thích ứng. Về phía doanh nghiệp ông Tiền cho rằng: Không ai nghĩ thay, làm thay doanh nghiệp được. Bởi vậy, doanh nghiệp cần “thắt lung buộc bụng”, làm đúng lĩnh vực chuyên sâu của mình. Rèn luyện kỹ năng cho thật tốt và đưa công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, nâng cao năng xuất lao động, năng lực cạnh tranh. Nhưng cùng với nỗ lực tự thân đó phải là các quyết sách tốt từ Chính phủ.

“Với tinh thần chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” đã phát huy hiệu quả tích cực như thời gian vừa qua của Thủ tướng Chính phủ thì lúc này cần phải “cứu doanh nghiệp như cứu hoả”. Cái doanh nghiệp thiếu nhất hiện nay là dòng tiền nhưng doanh nghiệp không thể “xin” tiền Chính phủ được. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhất lúc này là những quyết sách, cơ chế từ Chính phủ để doanh nghiệp không rơi vào suy thoái, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế. Chẳng hạn, đối với những dự án đang triển khai trước dịch phải cho khởi động lại.

Thậm chí có cơ chế vừa làm vừa “xin” nếu chưa hoàn thiện. Phải hành động quyết liệt như thời chiến. Có chính sách đặc thù cho từng lĩnh vực như hàng không, du lịch, nghỉ dưỡng... Đây cũng là dịp tạo ra cơ chế mới trong hành động của Chính phủ. Từ đó, truyền cảm hứng tới người dân và doanh nghiệp.”- ông Tiền chia sẻ.

Cùng quan điểm, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC đề xuất: Chúng tôi không kiến nghị Nhà nước hỗ trợ về tiền, mà chỉ kiến nghị hệ thống chính trị quyết liệt vào cuộc đẩy mạnh cải cách về thể chế, chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh, để làm sao bớt đi nhiều điểm tắc nghẽn không đáng có, để góp phần tạo nên những đột phá mới cho nền kinh tế thời hậu COVID- 19.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái:
Sống chung với dịch bệnh

 

Thực tế là đang có rất nhiều doanh nghiệp “tốt” gặp khó khăn. Nhưng doanh nghiệp “tốt” phải sống. Bởi đó là những trụ cột của nền kinh tế. Để sống chung với dịch bệnh và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay phải thực hiện chính sách 3 trọng một: Thứ nhất là Chính phủ có các quyết sách kịp thời liên quan đến: tiền thuế, phí. Chẳng hạn như ngân hàng gia hạn cho doanh nghiệp lớn, bơm tiền để các doanh nghiệp “sống”. Thứ hai là các doanh nghiệp, phải “tự cứu mình trước khi trời cứu”, xây dựng kế hoạch tầm nhìn và tìm hướng đi và kế hoạch thực thi hiệu quả. Thứ ba chính là người lao động phải đồng hành cùng doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn.

Ông Bùi Văn Quân - Chủ tịch Tập Đoàn Anh Quân Strong:
Hạn chế “xin - cho”

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lúc này cần dễ hiểu, dễ thực thi. Về thuế, lãi suất việc giãn và hoãn các khoản nợ cho các phần vốn đã vay từ trước dịch đến nay cũng như các khoản nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội là hết sức quan trọng, cần phải làm ngay và luôn vì các doanh nghiệp bây giờ đang bị mất cân đối dòng tiền, cần nhà nước có cơ chế cùng các tổ chức tín dụng giảm lãi suất, gia hạn nợ để hoạt động. Các loại thuế giảm đồng đều cho tất cả các doanh nghiệp mà không cần phải chờ báo cáo mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tránh được cơ chế “xin – cho”. Chẳng hạn với thực tế của các doanh nghiệp hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp nên cho về 0%, khi kinh tế phục hồi thì nâng dần lên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó: Cần có Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714061725 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714061725 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10