Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: “Có chí thì nên” chứ không “than nghèo, kể khổ”

Thy Hằng 06/05/2020 14:13

Thủ tướng nhấn mạnh, đây không phải là hội nghị kêu khó kêu khổ mà là dịp để thúc đẩy một tinh thần yêu nước, “có chí thì nên” của dân tộc Việt Nam chứ không bàn lùi, "than nghèo, kể khổ".

Chủ trì cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp dự kiến tổ chức ngày 9/5 tới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là hội nghị lớn chưa từng có. Hội nghị được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ trì cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp dự kiến tổ chức ngày 9/5 tới đây,

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp dự kiến tổ chức ngày 9/5 tới đây với tổng số lượng đại biểu dự kiến khoảng 6.000 người tại các điểm cầu và với truyền hình trực tiếp thì khoảng 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi.

Do đó, chương trình Hội nghị cần chặt chẽ, bảo đảm về thời gian. Tổng số lượng đại biểu dự kiến khoảng 6.000 người tại các điểm cầu và với truyền hình trực tiếp thì khoảng 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi.

Theo đó, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng Hội nghị diễn ra trong bối chúng ta có thời cơ vàng của người đi trước vì đã đẩy lùi được dịch bệnh khi mà nhiều nền kinh tế đang lúng túng, chưa thoát ra được.

“Như vậy, Hội nghị sẽ là dịp để khơi dậy tinh thần, truyền đi thông điệp, chung sức đồng lòng để vươn lên bứt phá”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu, các phát biểu tại sự kiện được xem như “Hội nghị Diên Hồng” này cần đi thẳng vào vấn đề, đề xuất, hiến kế cho Thủ tướng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, doanh nghiệp, người dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng, giải quyết việc làm, chuyển giao khoa học công nghệ. Việc quan tâm phát triển doanh nghiệp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. 

Thủ tướng nêu rõ đây không phải dịp “than nghèo, kể khổ” mà phát huy tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, một quyết tâm tái cơ cấu để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng. Do đó, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp, đại biểu tham dự hội nghị hiến kế với Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển, vượt qua khó khăn chứ không phải chỉ nêu những khó khăn.

"Tinh thần như thế chứ không phải tôi khó khăn thế này, tôi đề nghị thế kia. Việc đó các bộ phải "xắn tay áo" làm, các địa phương phải tháo gỡ trực tiếp cho doanh nghiệp. Một tinh thần cải cách đổi mới thúc đẩy phát triển trong lúc chúng ta gặp khó khăn. Một tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, tinh thần đổi mới, tái cơ cấu trong phát triển. Một tinh thần dựa vào thị trường rộng lớn 100 triệu dân. Một tinh thần đẩy mạnh xuất khẩu. Và một ý rất quan trọng mà người dân muốn nghe, đó là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự. Không thanh tra kiểm tra, thực hiện đúng Chỉ thị 20 của Thủ tướng. Nhưng nếu anh vi phạm pháp luật, tham nhũng, giống như CDC Hà Nội vừa rồi thì phải xử lý", - Thủ tướng nêu rõ. 

Cũng theo Người đứng đầu Chính phủ, Hội nghị cũng tháo gỡ khó khăn để tăng tốc phát triển, nên ngoài sự phấn đấu quyết liệt, chủ động của bản thân doanh nghiệp và người dân thì trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành rất quan trọng. Phải tạo khí thế mới để đóng góp cho sự phát triển trong bối cảnh cả nước kỷ niệm các sự kiện lớn, là 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động 1/5, kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thủ tướng nhấn mạnh Hội nghị phải thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm trong điều kiện mới, như lò xo bị nén lại trong mấy tháng qua, giờ bật lên để phát triển. Toát lên một tinh thần “có chí thì nên” của người Việt Nam chúng ta, vượt qua khó khăn thách thức, tiến bước trong giai đoạn mới, chứ không bàn lùi, "than nghèo, kể khổ". Nhất là khi thời cơ đang đến khi nước ta dần thoát khỏi COVID-19. 

Nhấn mạnh chưa bao giờ Chính phủ tổ chức một hội nghị trực tuyến lớn như vậy, Thủ tướng yêu cầu công tác tổ chức phải chặt chẽ, an toàn. Yêu cầu phải chuẩn bị công phu và chất lượng, Thủ tướng nhấn mạnh Hội nghị cũng cần tranh thủ “từng phút, từng giây”. 

Về kết quả Hội nghị, Thủ tướng đồng tình cho rằng sẽ có sản phẩm cụ thể với hình thức phù hợp, có thể là nghị quyết hoặc chương trình hành động…

Ngoài các gói hỗ trợ đã ban hành, Thủ tướng đặt vấn đề Hội nghị này có thể đưa ra thêm được vấn đề gì để hỗ trợ doanh nghiệp, ví dụ như thị trường mới là gì, lao động, tín dụng mới là gì, thuế phí thế nào…

Có thể bạn quan tâm

  • "Hội nghị Diên hồng" lần thứ tư của Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp

    06:31, 05/05/2020

  • Những tín hiệu giúp kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại

    05:30, 06/05/2020

  • Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nói về ba bước trong kịch bản phục hồi kinh tế sau COVID-19

    02:16, 06/05/2020

  • 10 giải pháp phát triển kinh tế TP. HCM hậu COVID-19

    12:02, 05/05/2020

  • Thủ tướng: Phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội

    11:00, 05/05/2020

  • Chủ tịch VCCI: PCI 2019 và niềm tin vào "mùa vàng" kinh tế

    10:13, 05/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: “Có chí thì nên” chứ không “than nghèo, kể khổ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO