Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu quản lý chặt chẽ mua bán thực phẩm trên mạng. Các Bộ, ngành, địa phương tăng 10% số cơ sở được kiểm tra, thanh tra so với 6 tháng đầu năm.
“Tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động quảng cáo, giao dịch điện tử, mua bán thực phẩm trên mạng, theo phương thức bán hàng đa cấp”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Trong đó Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, rà soát và kịp thời đưa ra các thông tin cảnh báo về thực phẩm không an toàn được quảng cáo, mua bán trên mạng và thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông các trường hợp vi phạm để xử lý. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, tăng cường quản lý việc mua bán thực phẩm chức năng theo phương thức bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, kịp thời đưa ra các thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.
Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung siết chặt việc mở các trang quảng cáo, mua bán thực phẩm, có giải pháp hữu hiệu quản lý việc sử dụng các trang thông tin điện tử quảng cáo, mua bán thực phẩm không đúng quy định, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Trong 6 tháng cuối năm, tăng 10% số cơ sở được kiểm tra, thanh tra so với 6 tháng đầu năm.
Trên thực tế, mặc dù giá cả có cao hơn so với các mặt hàng này được bày bán ở chợ truyền thống nhưng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. việc mua hàng trực tuyến với dịch vụ giao hàng và thực phẩm trong những năm gần đây đang có những bước chuyển đáng kể. Theo báo cáo Thương mại điện tử 2018 mới nhất của Công ty nghiên cứu Nielsen, trong số những người tiêu dùng truy cập vào internet thì có đến 98% người tiêu dùng đã mua hàng trực tuyến, tăng 1% so với năm 2017.
Đáng chú ý, báo cáo của Nielsen cho thấy, có đến 17% người tiêu dùng đã sử dụng các nền tảng công nghệ để mua các thực phẩm tăng 5% so với năm 2017, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên kênh thương mại điện tử.
“Điều này chứng tỏ việc mua hàng trực tuyến với dịch vụ giao hàng và thực phẩm trong những năm gần đây đang có những bước chuyển đáng kể", ông Nguyễn Anh Dzũng, Giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam nhận định.
Đặc biệt, xu hướng mua sắm thực phẩm qua mạng ngày càng trở lên phổ biến khi mà chu trình thương mại điện tử đã được tối ưu giải quyết được vấn đề của bảo quản, vận chuyển sản phẩm, rút gọn quy trình từ vườn rau đến tay người tiêu dùng.
Đồng thời, về tiêu dùng, thương mại điện tử đã đi đến những ngõ ngách sâu nhất về thói quen mua hàng của người Việt, phát huy tối đa lợi ích của mô hình này mang lại cho khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
06:38, 07/06/2019
04:15, 02/06/2019
06:00, 18/05/2019
05:10, 18/04/2019
Kinh doanh thực phẩm online không tốn tiền thuê mặt bằng, vốn ít, không giới hạn thời gian, nên tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận từ 15-30% và quay vòng vốn nhanh. Ngoài ra, thực phẩm bán online tạo điều kiện khá thuận lợi cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít cá nhân kinh doanh trực tuyến qua các trang web, mạng xã hội chưa có giấy tờ kiểm nghiệm chất lượng, nguồn gốc thực phẩm từ các cơ quan chức năng, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn mua thực phẩm sạch ở những địa chỉ tin cậy, sản phẩm có xuất xứ, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tránh rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” mà không biết kêu ai.