Chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá thấp (KỲ II): Doanh nghiệp cần cơ chế

NGUYỄN QUỐC HIỆP - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BĐS Toàn Cầu (GP.Invest) 06/05/2021 11:00

Để hiện thực hóa chiến lược nhà giá thấp, vừa túi tiền cần sự vào cuộc đồng bộ của các bên, từ nhà nước đến doanh nghiệp.

LTS: Bộ Xây dựng sẽ thay đổi căn bản tư duy về đề xuất cơ chế chính sách, các giải pháp về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; đặc biệt là tháo gỡ khó khăn cho việc phát triển nhà ở xã hội, nhà thương mại có giá phù hợp.

 Dự án Tứ Hiệp Plaza Hà Nội có giá bán khoảng 20 triệu đồng/m2 thu hút đông đảo khách hàng trẻ tại Thủ đô. Ảnh: Lưu Vân

Dự án Tứ Hiệp Plaza Hà Nội có giá bán khoảng 20 triệu đồng/m2 thu hút đông đảo khách hàng trẻ tại Thủ đô. Ảnh: Lưu Vân

Có một thực tế là hiện nay, hầu như toàn bộ các yếu tố đầu vào cấu thành giá bán nhà đang “rủ nhau” tăng đều qua các năm, trong đó, yếu tố chiếm trọng số lớn nhất có thể nói là giá đất khi hệ số K để tính tiền sử dụng đất thì cứ một quý là thay đổi và hầu như là tăng, dó đó khi giá đất tăng vì thế giá nhà tăng theo.

Nếu như trước đây, nhà ở phân khúc bình dân và được cho là “vừa túi tiền” của đại đa số người dân đô thị là dưới 25 triệu đồng/m2 thì phải 25-30 triệu đồng/m2 thì doanh nghiệp mới làm được. Đó là chưa kể đến việc, hiện nay thậm chí có dự án nhà ở xã hội với nhiều ưu đãi thì giá cũng đã lên đến khoảng 20 triệu đồng/m2.

Dù chưa rõ ngành Xây dựng sẽ có những giải pháp nào để phát triển nhà “vừa túi tiền” nhưng để giải được bài toán này, thách thức đặt ra là cần phải có sự vào cuộc đồng bộ chung tay của nhiều bên từ nhà nước đến doanh nghiệp. Những chính sách của Bộ Xây dựng đưa ra chỉ là ý tưởng, nhưng sự vào cuộc của UBND các tỉnh thành phố mới là mấu chốt bởi đó là bên sẽ giải quyết các cơ chế cụ thể từ cấp dự án, cấp đất, định giá đất,…

Bên cạnh đó, để những cấp thừa hành là UBND các tình thành phố và các cấp thấp hơn vào cuộc được thì các cơ chế, chính sách đề ra từ trên phải khả thi, thực tế và bao quát. Chẳng hạn như đất để làm dự án nhà ở “vừa túi tiền” được quy hoạch ở đâu, giá đất sẽ tính theo cách nào, các ưu đãi về tín dụng cụ thể ra sao… để các doanh nghiệp có thể cân đối bài toán kinh doanh.

Cuối cùng, tôi cho rằng giá nhà đất nói chung và chung cư nói riêng lên xuống là do thị trường, chúng ta không thể quyết định nó bằng mệnh lệnh hành chính, chỉ khi có một hành lang chính sách tốt, rõ ràng, minh bạch, các bên cùng có lợi thì doanh nghiệp tất yếu sẽ tham gia vào để đóng góp vào việc bình ổn giá nhà.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá thấp: Tư duy chính sách mới

    Chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá thấp: Tư duy chính sách mới

    13:00, 05/05/2021

  • Mục tiêu nhà ở giá thấp

    Mục tiêu nhà ở giá thấp

    07:00, 13/02/2021

  • Nhà ở giá rẻ khan hiếm do đâu?

    Nhà ở giá rẻ khan hiếm do đâu?

    14:02, 02/01/2019

  • Gỡ khó cho nhà ở giá rẻ: Việt Nam học gì từ các nước phát triển?

    Gỡ khó cho nhà ở giá rẻ: Việt Nam học gì từ các nước phát triển?

    10:00, 24/09/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá thấp (KỲ II): Doanh nghiệp cần cơ chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO