Chính sách nào xử lý vấn đề lạm phát?

Diendandoanhnghiep.vn Mặt bằng giá trong nước quý I/2022 vẫn cơ bản được kiểm soát tốt nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm là rất lớn.

>>HSBC: Rủi ro lạm phát vẫn gia tăng

Để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt.

Lạm phát đang trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với nền kinh tế trong năm 2022, khi Việt Nam “vừa ốm dậy” sau 2 năm bị tàn phá bởi dịch bệnh, nhu cầu đầu tư tái thiết rất lớn mà lại gặp phải những biến động không thể tiên liệu trong quan hệ quốc tế.

Mặt bằng giá trong nước quý I/2022 vẫn cơ bản được kiểm soát tốt nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm là rất lớn.

Mặt bằng giá trong nước quý I/2022 vẫn cơ bản được kiểm soát tốt nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm là rất lớn.

Từ nguy cơ lạm phát đã hiện hữu

Hiện nay, bối cảnh thế giới tương đối bất ổn, đặc biệt chiến sự Nga – Ukraine là điều nằm ngoài tiên liệu, tạo nên cú sốc đột ngột với kinh tế toàn cầu. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, gần 200% GDP, nên chịu tác động rất lớn.

Có thể thấy lạm phát của Việt Nam cũng giống như các nước trên thế giới, chủ yếu do sự gia tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào (điển hình là xăng dầu) và tắc nghẽn chuỗi cung ứng (do các lệnh trừng phạt kinh tế giữa các nước lớn và bệnh dịch), tức nguyên nhân đến từ phía cung. Phía cầu cũng có tác động, song không lớn, do sức mua của người dân hiện còn yếu.

Doanh nghiệp hiện đang gặp bài toán khó: Muốn tăng quy mô sản xuất nhưng lại thiếu vốn và hụt lao động, muốn đưa ra sản phẩm giá tốt để kích thích tiêu dùng nhưng lại gặp bão chi phí đầu vào.

Để có lao động, doanh nghiệp phải tăng lương để thu hút, nhưng tăng lương lại làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tăng thì giá bán tăng, tạo nên một vòng xoáy giá.

>>Giá xăng dầu thế giới và lạm phát Việt Nam

Chính sách tiền tệ khó khả thi

Thật ra, nhiều quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ, nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp hỗ trợ vấn đề lạm phát nhưng tôi không nghĩ như vậy.

Chính sách tiền tệ bây giờ không giúp ích được gì đáng kể, vì hai nguyên nhân. Một là giá hàng hóa, nguyên vật liệu của Việt Nam liên thông với giá thế giới. Chính sách tiền tệ của Việt Nam làm sao giải quyết được tình trạng tăng giá của hàng hóa thế giới?! Hai là chính sách tiền tệ cũng không xử lý được tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng bị nghẽn do chiến tranh và bệnh dịch, do trừng phạt kinh tế hay do logistics đình trệ, tức những nguyên nhân nằm ngoài khả năng chi phối của Việt Nam.

Cũng cần nhìn lại thực tế, bây giờ là giai đoạn khởi động, hồi phục của nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp nhạy cảm như con tôm mới lột vỏ, rất cần môi trường thuận lợi để cứng cáp trở lại. Mọi quyết định gia tăng sản xuất, mở rộng đầu tư cũng đều nằm ở lúc này.

Lạm phát đang trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với nền kinh tế trong năm 2022, khi Việt Nam “vừa ốm dậy” sau 2 năm bị tàn phá bởi dịch bệnh, nhu cầu đầu tư tái thiết rất lớn mà lại gặp phải những biến động không thể tiên liệu trong quan hệ quốc tế.

Lạm phát đang trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với nền kinh tế trong năm 2022, khi Việt Nam “vừa ốm dậy” sau 2 năm bị tàn phá bởi dịch bệnh, nhu cầu đầu tư tái thiết rất lớn mà lại gặp phải những biến động không thể tiên liệu trong quan hệ quốc tế.

Nếu phải thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để chống lạm phát thì doanh nghiệp sẽ “dính đòn” rất đau khi vừa chịu chi phí sản xuất cao, vừa nặng gánh lãi suất, nhất là khi doanh nghiệp Việt đặc biệt phụ thuộc vốn vay ngân hàng.

Giai đoạn này có thể nói là rất khó cho chính sách tiền tệ, không khác gì “múa tay trong bị”. Chúng tôi cho rằng bây giờ, chính sách tốt nhất là cố gắng hạ thuế, phí để giảm chi phí sản xuất, đồng thời cố gắng giữ lãi suất ổn định càng lâu càng tốt, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu. Điều quan trọng là thông điệp Chính phủ truyền đi cho thị trường phải rất rõ ràng, đó là Chính phủ sẽ can thiệp ngay khi lạm phát trượt khỏi mục tiêu kiểm soát (4%), còn khi chưa trượt khỏi giới hạn này thì không vội vàng.

Việc kiểm soát cung tiền cũng là một nội dung Chính phủ cần thận trọng. Thời điểm này nếu bơm tiền quá mạnh, tăng trưởng cung tiền quá cao thì lạm phát sẽ nhân đôi, vừa lạm phát do chi phí đẩy, vừa lạm phát tiền tệ, rất nguy hiểm.

Sử dụng chính sách tài khoá và chính sách ngành

Hướng xử lý lạm phát đúng đắn hiện nay là dùng chính sách tài khóa và chính sách ngành. Ví dụ, xác định nguyên nhân lạm phát đến từ giá nguyên nhiên liệu, Chính phủ có thể cắt giảm thuế, phí để giảm bớt áp lực, nói hình ảnh thì không “rút củi đáy nồi” để giảm nhiệt được thì cũng phải “khuấy cho canh ngừng sôi”.

Vừa qua, Chính phủ đã chốt phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022, đó là cách làm chính xác để hạ nhiệt giá xăng dầu.

Nói thêm về xăng dầu, chúng tôi cho rằng Chính phủ có thể cân nhắc cắt giảm thêm một số loại thuế phí khác như: thuế tiêu thụ đặc biệt hay VAT trong năm nay.

Về việc này, ngân sách sẽ không bị thiệt hại nhiều, bởi giá xăng dầu hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường sản xuất, quy mô thu thuế tăng lên. Với các hàng hóa đầu vào khác cũng vậy, nếu Chính phủ có đủ nguồn lực tài khóa thì cũng có thể cân nhắc giảm các loại thuế, phí liên quan.

Các chính sách ngành thì cần tập trung vào việc tháo gỡ tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Việc lưu thông được hàng hóa sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt cục bộ, cắt các đợt tăng giá trong ngắn hạn. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách nào xử lý vấn đề lạm phát? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714106726 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714106726 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10