Chính sách quản lý KCN, KKT: Không để quy định... giật lùi

Diendandoanhnghiep.vn Từ 13h30-17h30 ngày 21/9, Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP.

Nghị định sửa đổi thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế kỳ vọng sẽ đem “làn gió mới”; song nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo Nghị định sửa đổi vẫn còn đi sau thực tiễn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của việc sửa đổi Nghị định nhằm sửa đổi, cập nhật, phù hợp với các quy định tại các văn bản pháp quy mới như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Mặt khác, hoàn thiện xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. Đồng thời, nghiên cứu quy định trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các KCN mới tại Việt Nam,...Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cả Nghị định cũ và Dự thảo sửa đổi mới vẫn còn nhiều điểm “mờ” cần làm sáng tỏ, qua đó cần sửa đổi sao cho hợp lý hơn giúp các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước quản lý thuận lợi.

sâf

Việc sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP góp phần hoàn thiện xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với KCN, KKT 

 Nghị định... đá luật

Điển hình của sự “chéo ngoe” giữa Dự thảo và Luật Đầu tư tại Khoản 2 Điều 8 quy định về giới hạn diện tích của mỗi giai đoạn “không quá 500 ha”. Theo bà Nguyễn Thị Bích Liên - TGĐ Công ty Cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An, điều này chưa phù hợp vì Luật Đầu tư không đặt ra giới hạn diện tích của từng giai đoạn của bất kỳ dự án đầu tư nào. Bên cạnh đó, việc giới hạn diện tích KCN không thuộc danh mục các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay, thực tế các KCN mà Samsung đầu tư tại Bắc Giang, Thái Nguyên đều có diện tích rất lớn trên 500ha, nhu cầu thuê đất KCN ngày càng nhiều và đòi hỏi quy mô ngày càng lớn như trường hợp các nhà máy Giga của Tesla là một ví dụ.

à

KCN mà Samsung đầu tư tại Bắc Giang, Thái Nguyên đều có diện tích trên 500ha

“Cần tạo điều kiện để phát triển các KCN có quy mô diện tích đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xây dựng khu liên hợp sản xuất có diện tích từ 1.000 ha trở lên... Năm 2020, Indonesia lập KCN quy mô 4.000ha để thu hút đầu tư của các công ty Mỹ di dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay chưa có KCN tập trung nào có quy mô tương đương như vậy để cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài” – bà Liên chia sẻ.

Một éo le khác là hiện nay Việt Nam còn thiếu quy hoạch vùng, thậm chí nhiều địa phương chưa có quy hoạch tỉnh. Thế nhưng tại Khoản 1 Điều 8 Dự thảo sửa đổi quy định: “Điều kiện xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, KCN mở rộng phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Theo đại diện Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex, quy định này bất cập và khó thực thi vì nên việc áp dụng theo quy định này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác trình duyệt và thẩm định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nên sửa theo hướng: “Trong trường hợp quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt thì việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ cần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được UBND tỉnh có ý kiến chấp thuận”. Như vậy vừa phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, của quốc gia, giúp cơ quan quản lý dễ dàng trong việc thẩm định, phê duyệt, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các thủ tục đầu tư.

 Tránh “đẻ” thêm quy định

Việc quy định Điều kiện xem xét điều chỉnh mở rộng quy mô diện tích KCN: “KCN đã hình thành trước đó đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%”, theo ông Phạm Hồng Điệp – Tổng Giám đốc KCN Nam Cầu Kiền, việc áp dụng tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% trung bình đối với các KCN vô tình tạo rào cản đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng hiệu quả khi triển khai các dự án KCN mới trên địa bàn vì bị phụ thuộc vào năng lực thu hút đầu tư của các KCN không hiệu quả.

fdfhff

Việc áp dụng tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% trung bình đối với các KCN vô tình tạo rào cản đối với các doanh nghiệp.

Mặt khác, theo quy định tại Điểm d khoản 5 Điều 6, đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN hoạt động theo các loại hình KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, KCN chuyên sâu, KCN khoa học công nghệ, khi xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (đầu tư xây dựng mới) không áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy trung bình của các KCN.     

Về vấn đề điều kiện sống cho người lao động, Khoản 9 Điều 8 Dự thảo cũng yêu cầu chủ đầu tư “Phải có quy hoạch” xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động. Đối với quy định này, các doanh nghiệp cho rằng việc xây dựng các hạ tầng trong KCN được phê duyệt chỉ nên yêu cầu doanh nghiệp “có phương án bố trí” xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động, tránh trường hợp phải có thêm phê duyệt Đánh giá tác động môi trường. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ thẩm định phương án bố trí xây dựng nhà ở do nhà đầu tư đề xuất.

Bên cạnh một số điều của Dự thảo sửa đổi mà Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Chính phủ mới đây cũng quy định, các doanh nghiệp đầu tư KCN cũng đề nghị làm rõ hơn những quy định, trình tự thủ tục còn nhiều nội dung vướng mắc, chưa rõ ràng dẫn đến khó thực thi trên thực tế như: Chuyển đổi diện tích KCN sang khu Đô thị, thương mại, dịch vụ; Chính sách ưu đãi đầu tư,...

fsfsg

Việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định quản lý KCN, KKT nhanh chóng, phù hợp, sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước

Các nhà đầu tư cho rằng, việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định quản lý KCN, KKT nhanh chóng, phù hợp, sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích quốc gia. “Nếu chúng ta không có chính sách mạnh mẽ thúc đẩy dòng vốn FDI (mà sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP là yếu tố) thì sẽ khó giữ chân, chưa nói rằng có thể thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài khác lựa chọn Việt Nam là điểm đến” – ông Nguyễn Thành An (CEO OHDEAR VIETNAM JSC) nhấn mạnh.

Từ 13h30-17h30 ngày 21/9, Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Đây là một sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện bất động sản công nghiệp với chủ đề xuyên suốt “Xây tổ đón đại bàng” và bình chọn KCN tiêu biểu. Doanh nghiệp xem trực tiếp tại: www.diendandoanhnghiep.vn/

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách quản lý KCN, KKT: Không để quy định... giật lùi tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713609334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713609334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10