Chính sách thu hút FDI (Kỳ II): Nhận diện những xu hướng mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 10/07/2024 04:30

Những nền kinh tế thu hút đầu tư lớn nhất đều thuộc nhóm nước phát triển nhất, họ chủ yếu ưu tiên cho các đối tác, đồng minh thân cận,…

Mỹ là nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất hiện nay

Mỹ là nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất hiện nay.

>>Chính sách thu hút FDI (Kỳ I): Lợi thế truyền thống không còn hấp dẫn

Trong những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhân công giá rẻ, ưu đãi thuế, chính sách “thoáng” từng được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tới hạn, do dân số già hóa, tài nguyên cạn kiệt, lợi thế bị cào bằng trong toàn khu vực hoặc trên bình diện chung.

Duy chỉ có yếu tố địa chính trị, tái cấu trúc chuỗi cung ứng xảy ra đột ngột, là nguyên nhân chính khiến tính chất, đặc điểm FDI thay đổi. Do đó, nhận diện rõ các xu hướng là cơ sở để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Thứ nhất, như đã phân tích, xu hướng đầu tư đang đảo ngược, nghĩa là dòng vốn chảy vào các nước phát triển. Trong 1 thập kỷ trở lại đây, Mỹ là nền kinh tế chiếm khoảng 1/3 FDI toàn cầu. Riêng giai đoạn hậu COVID-19, tỷ lệ này tăng lên 50%.

Trong top 10 nền kinh tế thu hút FDI tốt nhất hiện nay, không có quốc gia nào nằm trong nhóm “đang phát triển”. Sau Mỹ là Hà Lan, Trung Quốc, Lucxembourg, Anh quốc, Singapore, Iceland, Thụy Sĩ, Đức...

Dữ liệu này làm thức tỉnh các nền kinh tế đang phát triển, rằng rất khó thu hút đầu tư với những lợi thế tự nhiên, và “điểm đến đầu tư”, “trung tâm sản xuất” phải đi kèm với rất nhiều điều kiện nhân tạo.

Thứ hai, trong bối cảnh xung đột địa chính trị sâu sắc, mâu thuẫn ý thức hệ và hiện tượng phân rã toàn cầu hóa trở nên khu biệt hóa, khu vực hóa, đối tác hóa. Các quyết định kinh tế đang tuân theo tình hình chính trị.

Ví dụ, việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải do quốc gia này hết hấp dẫn, mà các doanh nghiệp phải tuân theo quyết định của chính trị gia, họ phải né đòn trừng phạt lẫn nhau.

Để tránh thiệt hại, những công ty như ASML phải tìm cách cân bằng. Peter Wennink, cựu Giám đốc điều hành ASML tiết lộ rằng là một phần quan trọng của việc tìm cách đạt được sự cân bằng, ông đã vận động hành lang để ngăn chặn các hạn chế xuất khẩu trở nên quá chặt chẽ, đồng thời đã phàn nàn với các chính trị gia cấp cao của Trung Quốc khi cảm thấy quyền sở hữu trí tuệ của công ty không được đảm bảo.

Xưa nay, Hàn Quốc, Nhật Bản được ví như “ông bầu” của Đông Nam Á, nhưng giờ đã đi theo tiếng gọi đồng minh, đổ tiền đầu tư vào Mỹ. Honda, Samsung, LG, SK Hynix, Hyundai,… gần đây đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào xứ sở “cờ hoa”.

>> Nvidia đầu tư vào Indonesia: Việt Nam đáng lo ngại?

Nhật Bản và Hàn Quốc chuyển trọng tâm đầu tư sang đồng minh

Nhật Bản và Hàn Quốc chuyển trọng tâm đầu tư sang đồng minh.

Theo thống kê, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Mỹ trong năm 2023 đạt 63,5 tỷ USD, duy trì ở mức cao so với năm trước. Tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ đạt 696,5 tỷ USD vào năm 2022, cao gấp 5 lần so với Trung Quốc.

Chỉ riêng trong khuôn khổi “Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mỹ” nhân chuyến thăm Mỹ của cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, các tập đoàn Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư thêm 40 tỷ USD vào Mỹ.

Thứ ba, xu hướng đầu tư theo liên minh, với ý tưởng tách khỏi sự phụ thuộc Trung Quốc, nhóm G7 công bố chương trình “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”, dự chi đầu tư 4.000 tỷ USD vào các thể chế dân chủ, báo chí tự do; thúc đẩy các phương pháp tiếp cận chung đối với các công nghệ then chốt và mới nổi, internet và không gian mạng.

Trải qua nhiều biến động kinh tế toàn cầu, phương châm đầu tư cũng bắt đầu thay đổi, được gói gọn trong 3 khái niệm “Friendshoring”, “Nearshoring” và “Onshoring”.

Còn tiếp…

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD

    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD

    22:49, 06/07/2024

  • Bất động sản công nghiệp khởi sắc nhờ FDI

    Bất động sản công nghiệp khởi sắc nhờ FDI

    11:00, 30/06/2024

  • Nhà đầu tư FDI quan tâm đến KCN sạch

    Nhà đầu tư FDI quan tâm đến KCN sạch

    21:01, 01/07/2024

  • Làm gì để không lỡ nhịp cuộc đua thu hút FDI?

    Làm gì để không lỡ nhịp cuộc đua thu hút FDI?

    00:30, 03/07/2024

  • Việt Nam vẫn là điểm sáng Đông Nam Á về thu hút FDI

    Việt Nam vẫn là điểm sáng Đông Nam Á về thu hút FDI

    14:43, 19/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính sách thu hút FDI (Kỳ II): Nhận diện những xu hướng mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO