Chờ “phao cứu sinh” cho dự án xã hội hoá - Bài 2: Hết lực đầu tư, doanh nghiệp chờ cứu

MAI CHIẾN 22/11/2023 15:00

Kể cả khi doanh nghiệp nhận được quyết định đầu tư, vẫn còn đó một “ma trận quy định” khiến doanh nghiệp như con cá mắc lưới nằm chờ giải cứu.

>>Chờ “phao cứu sinh” cho dự án xã hội hoá - Bài 1: Từ chủ doanh nghiệp thành con nợ

 Một dự án hơn 250 tỷ giờ nằm im vì vướng quy định của pháp luật

Một dự án hơn 250 tỷ giờ nằm im vì vướng quy định của pháp luật

Ngày 9/3/2017 UBND tỉnh Gia Lai kí Quyết định số 173/QĐ-UBND cấp cho Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Gia Lai với chủ trương chấp thuận nhà đầu tư xây dựng khu điều trị chất lượng cao.

“Ma trận” pháp lý

Đây là doanh nghiệp đầu tư liên kết với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá trong linh vực y tế của Chính phủ, giảm tải tình trạng quá tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và một số mục tiêu khác. Doanh nghiệp sẽ đóng góp 30% trên tổng vốn đầu tư 149 tỷ 450 triệu đồng. Thời gian đầu tư được tính từ năm 2017 đến năm 2018, dự án được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu 150 giường và gia đoạn 2 đầu tư thêm 150 giường.

Công trình hoàn thành với hạ tầng kiến trúc hiện đại, có khuôn viên chung cạnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, Khu điều trị chất lượng cao này đã không thể hoạt động được và bỏ hoang một thời gian.

Một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai cho biết, dự án nằm trên diện tích 5.220m2 có nguồn gốc là đất do Bệnh viện Đa khoa tỉnh quản lý. Diện tích khuôn viên nhỏ không thể trở thành bệnh viện độc lập, do đó nếu để gỡ vướng cho sự việc này thì UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định thu hồi hơn 12.624m2 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, xúc tiến cho doanh nghiệp thuê. Tuy nhiên đến nay, UBND tỉnh Gia Lai vẫn chưa có quyết định cho thuê.

Điều đáng nói trước khi phê duyệt quyết định, UBND tỉnh Gia Lai đã được Sở Kế hoạch Đầu tư gửi báo cáo thẩm định số 72/SKHDT-BC để tham mưu. Tuy nhiên sau khi đầu tư, doanh nghiệp vướng phải một “ma trận” quy định và ràng buộc của cơ quan có thẩm quyền. Khiến doanh nghiệp đầu tư phải ôm hận, như con cá mắc lưới chờ người đến giải cứu.

>>Xã hội hoá hạ tầng hàng không “chậm” do “chưa có đường đi”

Hết lực đầu tư, chờ phao cứu sinh

Dự án hoàn thiện nhưng không thể hoạt động, Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Gia Lai xin rút lui. Đồng thời Khu điều trị chất lượng cao được nhượng cho Công ty TNHH Y Khoa Hữu nghị Tây Nguyên để xây dựng thành Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tây Nguyên.

Sau một năm nhận sang nhượng, Công ty TNHH Y Khoa Hữu nghị Tây Nguyên được đổi tên thành Công ty TNHH Bệnh viện Bình An Gia Lai và cũng đổi tên dự án thành Bệnh viện Bình An Gia Lai. Công ty mới này dự kiến hoàn thiện dự án bệnh viện với tổng số tiền 245 tỷ đồng.

Ba doanh nghiệp, 2 dự án xã hội hoá ở hai lĩnh vực khác nhau đều “không hiệu quả”. Số tiền mà các chủ đầu tư bỏ ra là rất lớn nhưng các dự án lại gặp rắc rối về pháp lý, về thủ tục, về phương án kinh doanh. Ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư, thì vẫn còn đó là trách nhiệm tham mưu tư vấn của cơ quan nhà nước, trách nhiệm của địa phương khi chưa hỗ trợ hết mình cho doanh nghiệp để gỡ khó.

Giờ đây hàng ngày, doanh nghiệp phải còng lưng trả lãi vay đầu tư. Họ đang trông chờ từng ngày, từng giờ vào chính quyền địa phương như một chiếc phao cứu sinh. “Một cơn gió, một làn sóng” ngược chiều cũng đủ để chiếc phao ấy càng rời xa.

Về vấn đề gỡ khó cho dự án Khu khám bệnh chất lượng cao được Bệnh viện Đa khoa tỉnh liên kết với doanh nghiệp đầu tư giờ bỏ hoang, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng cho hay “chúng tôi cũng đang tìm cách gỡ, sẽ nhanh có kết quả để gỡ khó thôi.”

Trong khi chờ gỡ khó, vấn đề này cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác kêu gọi đầu tư vào các dự án xã hội hoá mà tỉnh Gia Lai đề ra. Nhất là khi nguồn ngân sách hạn hẹp, việc dựa vào nguồn vốn xã hội là việc làm rất cần thiết để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, văn hoá, phát triển kinh tế.

Địa phương không thể đưa ra một dự án mà có quá nhiều vướng mắc để doanh nghiệp vào đầu tư. Cần phải minh bạch chính sách hỗ trợ và giải quyết các quy định của pháp luật nếu vướng, có như thế mới giúp doanh nghiệp an tâm đầu tư, phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Chờ “phao cứu sinh” cho dự án xã hội hoá - Bài 1: Từ chủ doanh nghiệp thành con nợ

    Chờ “phao cứu sinh” cho dự án xã hội hoá - Bài 1: Từ chủ doanh nghiệp thành con nợ

    15:38, 15/11/2023

  • Vì sao xã hội hoá nhưng giá sách giáo khoa vẫn cao?

    Vì sao xã hội hoá nhưng giá sách giáo khoa vẫn cao?

    09:27, 08/11/2023

  • Bộ GTVT

    Bộ GTVT "thúc" địa phương hoàn thành Đề án xã hội hoá cảng hàng không

    08:25, 27/09/2023

  • Quảng Nam chưa có dự án nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng

    Quảng Nam chưa có dự án nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng

    09:00, 28/08/2023

  • Xã hội hoá hạ tầng hàng không “chậm” do “chưa có đường đi”

    Xã hội hoá hạ tầng hàng không “chậm” do “chưa có đường đi”

    00:00, 27/06/2023

  • Cần cơ chế đặc thù xã hội hóa hạ tầng giao thông

    Cần cơ chế đặc thù xã hội hóa hạ tầng giao thông

    02:00, 10/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chờ “phao cứu sinh” cho dự án xã hội hoá - Bài 2: Hết lực đầu tư, doanh nghiệp chờ cứu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO