Cho vay qua app: Cần sớm có hành lang pháp lý chặt chẽ!

Diendandoanhnghiep.vn Các “công ty tài chính” cho vay qua app với lãi suất “cắt cổ” đang “hút máu” nạn nhân.

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM chiều 4/6, thượng tá Nguyễn Thế Lâm - Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, Viện KSND đang truy tố một vụ cho vay tín dụng đen qua app điện thoại. Việc đã và đang nhận được sự ủng hộ cao từ dư luận.

Cho

Hình thức cho vay qua app tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến tướng.

Thực tế, cho vay qua app mới xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa có nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến tướng, như: Lãi suất lên tới trên 100%/năm; Biến tướng, lừa đảo, trà trộn lẫn tín dụng đen, đòi nợ kiểu “xã hội đen”… diễn biến rất phức tạp.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có trên 75% số người dân không được tiếp cận với các kênh dịch vụ tài chính chính thức, dù có nhu cầu rất lớn về vay vốn. Nhất là các khoản vay tiêu dùng quy mô nhỏ hiện nay đang bị các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng bỏ qua và đây trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tín dụng đen trục lợi..

Con số mà đại diện Công an TP.HCM  đã phần nào chứng minh cho điều đó. Công an TP.HCM đã điều tra, xác minh và xử lý 5 vụ, trong đó đã chuyển cho Viện KSND truy tố 1 vụ, bắt 12 người Trung Quốc, đang truy nã 1 người và xác minh 4 vụ khác. Các nghi phạm đã cho khoảng 68.000 người vay với tổng số tiền khoảng 15 tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề tín dụng đen qua app, bà Đỗ Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giám sát các Tổ chức tín dụng trong nước (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “Cho vay tài chính là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, phải được NHNN cấp phép. Tổ chức nào được NHNN cấp phép thì thuộc trách nhiệm quản lý, giám sát của ngân hàng, nếu vi phạm Thanh tra Ngân hàng sẽ xử lý, nếu vi phạm nghiêm trọng có thể chuyển cơ quan điều tra. Còn với các tổ chức hoạt động không được NHNN cấp phép, các địa phương phải giám sát, xử lý”.

Tuy vậy, khi vào kho ứng dụng CH Play (của Google), hoặc App Store của (Apple) tìm kiếm “vay tiền”, sẽ có hàng chục ứng dụng vay tiền online, vay tiền nhanh cho “khổ chủ” lựa chọn. hàng loạt app cho vay tiền nhanh như: Cashwagon, F168, Doctor Đồng, vĐồng, iĐồng… Ngoài một số ứng dụng trên, còn các ứng dụng khác như: BaGang, Vayvay, Vay Nóng, MoVay, Yêu Vay, Vay Nhanh, Vay Tiền 30s…

Hình thức vay qua app có thủ tục khá đơn giản, phải cung cấp số điện thoại người thân để liên hệ khẩn cấp, cũng như cho phép công ty truy cập vào danh bạ điện thoại người vay. Khi gọi điện cho khách không được, hệ thống sẽ tự động gọi cho người thân, bạn bè của khách.

Số tiền cho vay không nhiều, thường ở mức 2 - 5 triệu đồng nhưng lãi suất rất cao, thường từ 1 - 5%/ngày. Do vậy, nếu người vay không trả đúng hạn thì số tiền sẽ tăng lên, cộng dồn lại sẽ lớn.

Để thu hồi nợ hiệu quả, công ty này chia thành 5 nhóm thu hồi nợ theo từng “cấp độ” khách hàng. Nhóm G1 thu hồi nợ từ lúc còn 5 ngày nữa đến hạn thanh toán, cho đến lúc trễ không quá 2 ngày. Nhóm G2 thu hồi nợ khách trễ hạn thanh toán từ 3 – 10 ngày.

Nhóm G2AD (còn gọi là phòng pháp lý) thu hồi nợ khách trễ hạn 11 – 30 ngày; nhóm G3 (còn gọi là phòng an ninh) thu hồi nợ khách trễ hạn 31 – 90 ngày; nhóm G4 thu hồi nợ khách trễ hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.

Song song, công ty cho vay tiền qua app cũng huấn luyện nhân viên trở thành những “thánh chửi”, ngày đêm khủng bố, đe dọa tinh thần con nợ, người thân, bạn bè khiến họ sống dở chết dở.

Với những trường hợp gọi điện khủng bố mà vẫn chưa “ép phê”, nhiều nhân viên đòi nợ còn tìm tài khoản Facebook người vay qua số điện thoại; qua đó tìm hiểu kỹ về nơi làm việc, bạn bè, đồng nghiệp. Chúng tìm ảnh chân dung, chứng minh nhân dân của khách vay, của người thân con nợ luôn có sẵn trên Facebook, trên hệ thống điện tử của công ty để phát tán lên mạng khi con nợ chây ì.

Từ thực tế trên cho thấy, quy định hiện nay về việc xử phạt những hình thức cho vay nặng lãi còn rất nhiều khoảng hở nên các đối tượng cho vay nặng lãi dễ dàng lách luật. Chẳng hạn quy định lãi suất cho vay không quá 20% nhưng các đối tượng này lách bằng cách hợp đồng ghi lãi suất 20% nhưng phí đến 280%.

Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Trương Thanh Đức nói: “Chính người dân phải hiểu những rủi ro để tránh xa hình thức cho vay quá rủi ro này. Song song đó, chính quyền phải vào cuộc để bảo vệ người dân cũng như tuyên chiến với tín dụng đen”.

Đã đến lúc cần phải kiểm soát chặt hình thức vay tiền qua app là điều cần thiết, đồng thời nhanh chóng xây dựng chính sách pháp luật để quản lý loại hình này để  hạn chế tiêu cực trong đời sống xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cho vay qua app: Cần sớm có hành lang pháp lý chặt chẽ! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713592689 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713592689 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10