Chới với Vinalines

Nguyễn Việt 16/04/2019 05:00

Từng được kỳ vọng sẽ trở thành thương hiệu vận tải biển hàng đầu thế giới, nhưng Vinalines đã dần lún sâu vào nợ nần do những sai lầm trong quyết định đầu tư dàn trải, ngoài ngành.

 Tính đến thời điểm này, Vinalines vẫn đang vùng vẫy trong khó khăn, nợ nần, thua lỗ...

Tính đến thời điểm này, Vinalines vẫn đang vùng vẫy trong khó khăn, nợ nần, thua lỗ...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa công bố kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển 2019 với lợi nhuận trước thuế ước đạt 304 tỷ đồng, giảm 31% so cùng kỳ năm trước. Vinalines không giải thích nguyên nhân nhưng cho biết kế hoạch kinh doanh năm 2019 sẽ được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 6 tháng, do từ ngày 01/7 tới đây, Vinalines sẽ chuyển sang mô hình công ty cổ phần.

Chuyển đổi mô hình để thoát “đắm”

Theo kế hoạch, tổng doanh thu cả năm của Vinalines ước đạt 13.874 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 304 tỷ đồng, giảm 31%. Vinalines cũng dự kiến lỗ 164 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, trong khi nửa năm còn lại, Vinalines đặt chỉ tiêu lãi 468 tỷ đồng. Khách hàng mục tiêu được Vinalines xác định gồm các hãng tàu lớn thế giới như CMA-CGM, Mearsk, MSC, One, Cosco, Wanhai… cùng các tập đoàn lớn tại Việt Nam như SCG- Thái Lan, Sagawa, Thaco Trường Hải, Hòa Phát…

Có thể bạn quan tâm

  • Tái cơ cấu Vinalines:

    Tái cơ cấu Vinalines: "Đoàn tàu" không "chân vịt" sẽ đi về đâu?

    17:44, 10/04/2019

  • Cảng Quy Nhơn về lại Vinalines

    Cảng Quy Nhơn về lại Vinalines

    11:01, 14/03/2019

  • Mong muốn “rót tiền” làm cảng của Vinalines có khả thi?

    Mong muốn “rót tiền” làm cảng của Vinalines có khả thi?

    07:20, 08/12/2018

  • Vinalines bán vốn lớn tại công ty con thua lỗ ngàn tỷ đồng

    Vinalines bán vốn lớn tại công ty con thua lỗ ngàn tỷ đồng

    02:26, 13/11/2018

Về đầu tư, theo Vinalines, tổng mức đầu tư trong năm 2019 dự kiến gần 2.184 tỷ đồng. Trong đó, 1.709 tỷ đồng dùng đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm (có thể đi vay). Số còn lại sẽ đầu tư tài chính bằng nguồn vốn tự có. Vinalines cho biết sẽ thực hiện đầu tư bến 3, 4 Cảng Lạch Huyện; các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển và tiếp nhận cảng Quy Nhơn về làm thành viên của tổng công ty. Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn giữ vai trò là nhóm cảng chủ lực.

Ngoài dự án bến 3, 4 Cảng Lạch Huyện, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cảng biển trọng điểm gồm cảng Liên Chiểu, cảng Vinalines Đình Vũ, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước giai đoạn 2. Vinalines cũng cho biết sẽ thanh lý 11 tàu với tổng trọng tải 224.201 tấn. Đồng thời sẽ thoái hoặc giảm vốn tại 5 doanh nghiệp thành viên.

Hải trình tái cơ cấu Vinalines bắt đầu cách đây hơn 6 năm, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 276/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2012 - 2015. Ngoài khoản lỗ, nợ tự thân dồn nén sau chuỗi thời gian làm ăn bết bát do thị trường vận tải biển thế giới suy thoái, việc phải “cõng” thêm con tàu đắm - Công ty Vận tải biển Vinashin (Vinashinlines) khiến Vinalines chới với trên bờ vực phá sản.

Xử lý sớm các công ty kém hiệu quả

Trong 7 “đơn thuốc” được Chính phủ và các bộ, ngành kê cho Vinalines, như: cổ phần hóa các công ty vận tải biển và cảng biển; thoái vốn; giải thể, phá sản doanh nghiệp; tái cơ cấu tài chính; tái cơ cấu hoạt động kinh doanh; tái cơ cấu nguồn nhân lực; tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp, thì nội dung tái cơ cấu tài chính và kinh doanh được coi là cấp bách hơn cả.

Theo Quyền Tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Tĩnh, cơ cấu nợ chỉ là giải pháp để giảm nợ, giảm chi phí lãi vay. Vinalines muốn đi lên bền vững, thì những “ung nhọt” là các công ty hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt khối vận tải phải được xử lý sớm để giảm tổn thất và cắt lỗ. Ông Tĩnh chia sẻ, công cuộc tái cơ cấu Vinalines diễn ra trong giai đoạn thị trường vận tải biển khá bất lợi, giá cước thấp, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Cả chủ nợ, bên nhận nợ và Vinalines đều chưa có kinh nghiệm xử lý các khoản công nợ lớn, phức tạp, dẫn đến nhiều mục tiêu tái cơ cấu phải kéo dài thời gian thực hiện.

Một lo lắng nữa đối với lãnh đạo Vinalines và các cổ đông của doanh nghiệp này là việc tái cơ cấu các khoản nợ của Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB chưa được xử lý triệt để, do ngân hàng này chưa có cơ chế mua bán nợ theo cơ chế thị trường như các ngân hàng thương mại đang thực hiện.

“Các giải pháp tái cơ cấu nợ tại VDB, vì lẽ đó mới chỉ là khoanh nợ, giãn nợ, xóa lãi vay, nên bản chất các khoản nợ xấu vẫn còn, trong khi đó, tài sản ngày một bị mất giá. Do vậy, Vinalines và các đơn vị thành viên không thể xử lý dứt điểm các khó khăn về tài chính”, ông Tĩnh cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chới với Vinalines
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO