"Chòng chành" Vinalines: Đổi tên có "đổi vận"?

KHÁNH HÀ 04/08/2020 15:00

Trước thềm đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã xin đổi tên viết tắt là Vinalines thành VIMC (Vietnam Maritime Coporation) để mong “hải trình” mới suôn sẻ.

Lộ trình cổ phần hóa (CPH) kéo dài 6 năm với thời điểm bắt đầu tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp đầu tiên vào ngày 31/12/2013 của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sắp về đích.

“Chúng tôi đã cơ bản hoàn tất các công tác chuẩn bị để có thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu, chính thức chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào ngày 8/8”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết.

Vinanines sẽ đổi tên thành VIMC để mong xóa đi vận rủi.

Vinanines sẽ đổi tên thành VIMC để mong xóa đi vận rủi.

Vinalines cũng đã công bố tài liệu và phát thư mời tham dự Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines tới các cổ đông. Điều đáng nói là trong dự thảo doanh nghiệp không muốn gắn với tên viết tắt Vinalines - vốn gắn bó suốt 25 năm kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập - nên đã quyết định đổi tên viết tắt thành VIMC.

10 năm qua đối với Vinalines quá nhiều chông gai. Sau khi có quyết định bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2018, VIMC hầu như vẫn “dẫm chân tại chỗ”.

Ban đầu, doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản được quyết định bán vốn nhà nước và dự kiến chỉ còn giữ lại 65% vốn nhà nước sau cổ phần hóa và tiến tới nhà nước chỉ còn 36% vốn. Nhưng lộ trình cổ phần hóa lại không diễn ra như kế hoạch.

Theo lãnh đạo Vinalines, "thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp lần gần nhất (ngày 31/12/2016) đến thời điểm Tổng công ty chính thức trở thành công ty cổ phần (dự kiến giữa tháng 8/2020) kéo dài gần 4 năm".

"Trong thời gian đó, các biến động về tài sản, công nợ là rất lớn, đặc biệt với Tổng công ty, các tồn tại về tài sản, công nợ nêu trên đã kéo dài nhiều năm với giá trị lớn, chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong giai đoạn CPH, trong khi lại không được phép trích lập, phân bổ trong giai đoạn chưa chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần".

“Vì vậy, ngay sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty phải tiếp tục gánh chịu các tổn thất về tài sản, công nợ trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý”, lãnh đạo Vinalines cho biết.

Việc tăng vốn điều lệ không thành, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược không thành; cộng với bán đấu giá công khai và bán cho người lao động cũng không được bao nhiêu.

Do gặp nhiều khó khăn, hồi tháng 6 vừa qua, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (CMSC) đã điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của VIMC từ dự kiến 14 ngàn tỉ đồng xuống còn 12 ngàn tỉ đồng và nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% cổ phần.

Tình hình kinh doanh vận tải biển trong nước và trên thế giới liên tục sụt giảm từ năm 2010 đến nay khiến cho dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó. Tại tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Vinalines đang xin ý kiến các cổ đông, doanh nghiệp này đặt mục tiêu kinh doanh khá khiêm tốn.

Đáng chú ý là Vinalines đã phải hạ một loạt chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu đã đề ra hồi đầu năm 2020.

Cụ thể, theo kế hoạch kinh doanh điều chỉnh trình Đại hội đồng cổ đông lần đầu, Vinalines đặt doanh thu 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế âm 1.024,8 tỷ đồng, trong đó 8 tháng đầu năm 2020 - thời điểm vẫn hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV lỗ 139,73 tỷ đồng, 4 tháng cuối năm 2020 - thời điểm chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần lỗ 885,11 tỷ đồng.

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã giao người đại diện phần vốn tại Vinalines phải hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu, trong đó lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ là 51 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ đạt 0,42%; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn đầu tư không quá 390 tỷ đồng.

Ngoài tác động tiêu cực do Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thanh lý các tàu biển; việc phải phân bổ, trích lập các tồn tại về tài sản, công nợ tồn đọng trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý lên tới hơn 940 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận dự kiến năm 2020 của Công ty mẹ chuyển từ lãi mỏng sang lỗ sâu.

Theo lãnh đạo Vinalines, thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp lần gần nhất (ngày 31/12/2016) đến thời điểm Tổng công ty chính thức trở thành công ty cổ phần (dự kiến giữa tháng 8/2020) kéo dài gần 4 năm. Trong thời gian đó, các biến động về tài sản, công nợ là rất lớn, đặc biệt với Tổng công ty, các tồn tại về tài sản, công nợ nêu trên đã kéo dài nhiều năm với giá trị lớn, chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong giai đoạn CPH, trong khi lại không được phép trích lập, phân bổ trong giai đoạn chưa chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần.

“Vì vậy, ngay sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty phải tiếp tục gánh chịu các tổn thất về tài sản, công nợ trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý”, lãnh đạo Vinalines cho biết.

Do gặp nhiều khó khăn, nên trong năm 2020, Công ty mẹ - Vinalines sẽ chỉ đầu tư khoảng 456 tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2020, Công ty mẹ - Vinalines đã đưa vào dự phòng 65 tỷ đồng dự kiến trả cho Công ty Khoáng sản Hợp Thành tiền lợi ích của nhà đầu tư khi chuyển giao 65% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn.

Cũng trong năm 2020, Vinalines sẽ thanh lý 5 tàu biển, với giá trị thu về khoảng 175 tỷ đồng và tiến hành thoái vốn hoặc giảm tỷ lệ nắm giữ tại 13 đơn vị có vốn góp. Song, xác suất thành công của các thương vụ này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục hồi của ngành vận tải biển vốn đang bị phủ bóng mây u ám của Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Vinalines hạ chỉ tiêu kinh doanh năm 2020, chuyển từ lãi mỏng sang lỗ sâu?

    Vì sao Vinalines hạ chỉ tiêu kinh doanh năm 2020, chuyển từ lãi mỏng sang lỗ sâu?

    06:00, 26/07/2020

  • Vinalines

    Vinalines "lênh đênh" cổ phần hóa

    02:00, 18/04/2020

  • Vinalines trước

    Vinalines trước "sóng lớn" thoái vốn

    11:00, 09/03/2020

  • Cảng Quy Nhơn kinh doanh ra sao sau nửa năm về tay Vinalines?

    Cảng Quy Nhơn kinh doanh ra sao sau nửa năm về tay Vinalines?

    16:20, 17/02/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Chòng chành" Vinalines: Đổi tên có "đổi vận"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO