Cảng Quy Nhơn kinh doanh ra sao sau nửa năm về tay Vinalines?

Diendandoanhnghiep.vn Sau hơn nửa năm được tiếp nhận về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cảng Quy Nhơn tăng trưởng khá.

Cảng Quy Nhơn hình thành năm 1976 do Cục Đường biển (Bộ Giao thông Vận tải) quản lý. Đến năm 1993, Bộ Giao thông quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn.

Cảng Quy Nhơn hiện trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ảnh

Cảng Quy Nhơn hiện trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ảnh Zing

Tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn thành Công ty CP cảng Quy Nhơn (QNP). Trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ với hệ thống 20.960 m2 kho, 48.000 m2 bãi chứa container.

Trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn có trụ sở làm việc 3 tầng, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 "đất vàng" trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao không thu tiền sử dụng đất.

Ngoài cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn. Theo các chuyên gia về cảng biển, để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000 tấn, mức đầu tư xây dựng cho cầu tàu này phải hơn 1.000 tỷ đồng.

Cảng Quy Nhơn sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dụng trị giá hàng trăm tỷ đồng như: cẩu trục có sức nâng từ 7 đến 100 tấn, xe nâng, tàu lai, xe tải, xe xúc, xe đào, trạm cân. Riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỷ đồng.

Với khối tài sản "khủng" như vậy nhưng trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỷ đồng (thời điểm này cảng Quy Nhơn có lượng tiền mặt gần 53 tỷ đồng và nợ ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng).

Trong giai đoạn 2013-2015, Công ty CP đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (gọi tắt là Công ty Hợp Thành, trụ sở TP Hà Nội) sở hữu 86,23% cổ phần của cảng Quy Nhơn với giá 440 tỷ đồng.

Ông Tô Tử Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho rằng việc xác định giá trị tài sản cảng Quy Nhơn có nhiều khuất tất. “Chỉ cần bán 2 cần cẩu và thương hiệu cảng Quy Nhơn thôi cũng đủ thu trên 400 tỷ, đó là chưa kể bao nhiêu tài sản khác nữa”, ông Thanh nói.

Toàn cảnh cảng Quy Nhơn nhìn từ tuyến đường Xuân Diệu. Ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đề nghị cơ quan chức năng điều tra có hay không lợi ích nhóm trong phi vụ bán cảng Quy Nhơn với giá “rẻ như cho”.

Kho bãi chứa dăm gỗ ở cảng Quy Nhơn. Tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ chỉ ra quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn đã để xảy ra hàng loạt sai phạm. Đơn vị định giá có nhiều vi phạm khi định giá cảng này chỉ hơn 400 tỷ đồng, để sau đó phần lớn cổ phần thuộc về Công ty Hợp Thành, doanh nghiệp được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược nhưng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực cảng biển.

Luồng lạch ra vào cảng Quy Nhơn có thể đáp ứng cho tàu có tải trọng lớn cập cảng tiếp nhận hàng hóa. Thanh tra Chính phủ xác định việc cổ phần hóa, thoái hết vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn đã thực hiện không đúng với đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT, Vinalines xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn.

Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Định tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến vi phạm nêu tại kết luận thanh tra. Trong hình là tàu trọng tải lớn tiếp nhận container hàng hóa ở cảng Quy Nhơn.

Bộ GTVT đã ban hành 2 văn bản chuyển nhượng 75,01% cổ phần (đợt 2 và đợt 3) thuộc sở hữu nhà nước tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Từ ngày 29/6/2019, cảng Quy Nhơn được thu hồi và hiện trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Nửa năm được tiếp nhận về Vinalines, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cảng Quy Nhơn tăng trưởng khá.

Cụ thể, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng trong năm 2019 đạt khoảng 9,027 triệu tấn (tăng gần 9% so với năm 2018), doanh thu đạt hơn 782 tỷ đồng (tăng trưởng hơn 9% so với năm 2018), lợi nhuận đạt hơn 128 tỷ đồng (cao hơn 7% với cùng kỳ 2018), nộp ngân sách 56 tỷ đồng, thu nhập ổn định cho 830 người lao động (trung bình đạt từ 12 - 13 triệu đồng/người/tháng).

Trong chiến lược phát triển giai đoạn sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Vinalines - Công ty mẹ của Công ty CP Cảng Quy Nhơn đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Nhằm hiện thực hóa chủ trương đó, Công ty CP Cảng Quy Nhơn đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành sản xuất, tăng cường công tác đào tạo về nghiệp vụ chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường. Cùng với các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp cầu tàu, bến bãi, đầu tư trang thiết bị, Cảng Quy Nhơn phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 10 triệu tấn

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cảng Quy Nhơn kinh doanh ra sao sau nửa năm về tay Vinalines? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714040093 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714040093 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10