Chống dịch COVID-19 và kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Nguồn: FB Đỗ Cao Bảo 28/04/2020 11:00

Kinh tế Việt Nam sau đại dịch sẽ như thế nào là câu hỏi của rất nhiều tập đoàn/doanh nghiệp cần lời giải đáp. Góc nhìn của chuyên gia Đỗ Cao Bảo đã phần nào giải đáp được thắc mắc đó.

Diễn đàn Doanh nghiệp trân trọng trích đăng nội dung cuộc trao đổi giữa chuyên gia Đỗ Cao Bảo với đại diện một tập đoàn tư nhân lớn.

Chủ tịch một tập đoàn tư nhân lớn, gọi điện cho tôi:

- Tớ đang làm chiến lược kinh doanh hậu COVID-19 cho tập đoàn, cần đánh giá về kinh tế sau đại dịch, mà kinh tế lại phụ thuộc vào chống dịch COVID-19. Cậu có nhiều thông tin về dịch, cậu cho tớ đánh giá của cá nhân xem liệu Việt Nam có bị bùng phát đợt hai như Singapore không?

- Tôi cho rằng 85% là không?

- Tớ cho rằng là có, bởi Singapore có nền y tế rất xuất sắc, có hệ thống quản lý xã hội rất chặt chẽ, thế mà còn bị bùng phát đợt 2 khủng khiếp như thế. Việt Nam đã mất dấu vài F0, thế nên không thể tránh khỏi, có khi còn nặng nề hơn Singapore.

- Anh phải chịu khó nghe, hơi dài một tý đấy.

- Tớ sẵn sàng nghe.

Sau đây là lý giải của tôi về việc liệu Việt Nam có bị bùng phát đợt 2 nặng nề như Singapore hay không?

Có thể bạn quan tâm

  • [GIẢI CỨU BẤT ĐỘNG SẢN SAU DỊCH COVID-19]: Tăng tỷ lệ người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam

    08:30, 28/04/2020

  • Cổ phiếu ngân hàng nào sẽ hút dòng tiền hậu COVID-19?

    05:40, 28/04/2020

  • [NGÀNH THÉP VƯỢT “BÃO” COVID-19] Chủ động thay đổi cơ cấu thị trường

    04:09, 28/04/2020

  • Trục lợi từ mua thiết bị chống COVID-19: Thủ tướng chỉ đạo điều tra dấu hiệu hình sự

    00:01, 28/04/2020

  • Bất chấp COVID-19, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

    15:10, 27/04/2020

  • [NGÀNH DỆT MAY VƯỢT “BÃO” COVID-19] Tồn tại đồng nghĩa với “chiến thắng”

    11:00, 27/04/2020

Chống dịch cần 2 hệ thống

Rất nhiều người, trong đó số đông là người Singapore, và Âu Mỹ, thường lấy nền y tế quốc gia để đo năng lực chống dịch của quốc gia. Đúng, về hệ thống y tế thì Việt Nam thua đứt Singapore và các nước Âu Mỹ, chấm theo tiêu chí gì cũng thua rất xa.

Thế nhưng Việt Nam hơn hẳn các nước tiên tiến về hệ thống phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Phòng chống và kiểm soát thật tốt, sao cho hạn chế tối đa sự lây nhiễm, đấy mới là gốc, mới là yếu tố quyết định chống COVID-19 có thành công hay không (bệnh viện, chữa bệnh chỉ là ngọn thôi).

Ví dụ: Khu vực Bạch Mai là ổ dịch đầu tiên mất dấu F0, chúng ta truy soát theo dấu vết ra toàn bộ gần 40.000 người đã từng đến Bạch Mai. Có những người mượn sổ bảo hiểm y tế, đi khám bệnh với tên khác, cũng truy ra, có những người ở tận TP HCM và các tỉnh ĐBSCL cũng truy ra, có những người chỉ đi thăm bệnh nhân có 30 phút cũng truy ra hết.

Nhờ truy soát, cách ly và xét nghiệm tất cả 40.000 người ở Bạch Mai, chúng ta phát hiện ra các ca dương tính ở Hà Nam, Hạ Lôi và Thường Tín. Tiếp tục truy soát, cách ly, xét nghiệm tiếp (riêng thôn Hạ Lôi là gần 11.000 người), nhờ thế lại phát hiện ra ca dương tính ở Samsung. Cứ truy soát như thế khi nào hết ca dương tính mới thôi.

Cách truy soát lần theo dấu vết, khoanh vùng cách ly, xét nghiệm triệt để như thế của Việt Nam là xuất sắc nhất thế giới luôn.

- Trên thế giới có quốc gia nào làm được như thế không, ông Chủ tịch hỏi thêm?

Đấy là những nước theo Văn hoá Khổng Tử (lời cựu Đại sứ Pháp), bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (lẽ ra thêm Nhật Bản và Singapore, nhưng vì họ đã Tây hoá rồi). Trong đó, Việt Nam xuất sắc nhất vì Chính phủ hành động nhanh, quyết đoán, chiến lược đúng, minh bạch thông tin và truyền thông rất tốt.

Liệu Việt Nam có còn người nhiễm ngoài xã hội

Tôi cho rằng 85% là không, bởi 3 lý do:

Thứ nhất, việc truy soát, cách ly, xét nghiệm các ổ dịch Bạch Mai, quán bar Buddha, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hạ Lôi, Thường Tín, Samsung, Đồng Văn đã tìm ra hết tất cả những người có tiếp xúc với các ca F0, ai bị nhiễm thì đã nhập viện điều trị rồi.

Thứ hai là Việt Nam đã test 212.965 người, có 270 người dương tính, tỷ lệ test/dương tính là 788, cao nhất thế giới, cao gấp 5.5 lần nước thứ nhì (Đài Loan), cao gấp 9-10 lần nhóm 3 (New Zealand, Úc), cao gấp 14 lần Hàn Quốc, cao gấp 155 lần Mỹ và các đại gia Châu Âu. Điều đó chứng tỏ rằng xác suất còn F0 ngoài xã hội rất thấp.

Thứ ba là đã xét nghiệm ngẫu nhiên ngoài xã hội, bao gồm thôn Liễu Trì (cạnh thôn Hạ Lôi), các chợ đầu mối ở Hà Nội (Long Biên, Ngã Tư Sở, Yên Sở, Đền Lừ, Hà Vỹ), chợ hoa Mê Linh, khu vực xung quanh BV Bạch Mai, 4 xã ở huyện Đồng Văn, tất cả đều âm tính.

Tuy vậy vẫn còn 15% khả năng bùng phát đợt 2 như Singapore, nếu chúng ta chủ quan, mất cảnh giác.

15% bùng phát, cần chờ đến ngày 15/5

Đến hôm nay đã 13 ngày không có ca nhiễm mới trong nội địa, nhưng phải đủ 28 ngày không phát hiện ra ca nhiễm mới thì mới có thể tạm yên tâm đã hết F0 trong cộng đồng, nhưng để cho chắc thì cứ tính đến ngày 15/05 cho chẵn 30 ngày đi.

- Thế còn những F0 đã mất dấu thì sao, ông Chủ tịch lại hỏi thêm?

Hoặc là ông bà Tây F0 nào đó đã về nước rồi, hoặc là họ đã tự khỏi rồi và cũng chẳng lây cho ai nữa.

Còn 5% cuối cùng nữa phụ thuộc vào Bộ Đội Biên phòng canh gác chặt biên giới đường bộ sao cho không để lọt người vượt biên trái phép cách trốn cách ly.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chống dịch COVID-19 và kinh tế Việt Nam sau đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO