GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Chống dịch làm gì có may mắn!

Diendandoanhnghiep.vn Những thành quả đạt được trong việc chống dịch của Việt Nam là nhờ vào các chính sách, phương án kịp thời của Chính phủ, ngành y tế cùng với sự đồng lòng của toàn dân.

Không có sự may mắn nào có thể định hướng được thành công.

Các công tác khoanh vùng, dập dịch luôn được triển khai nhanh chóng để sớm kiểm soát được sự lây lan của dịch. Ảnh: Tuấn Vỹ 

Ngày 2/6, trang New York Times đã có bài báo về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, trong đó có đoạn nhấn mạnh rằng “Việt Nam từng tự hào đã ngăn chặn thành công dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, may mắn của quốc gia này có thể đã hết khi phải đối mặt với đợt bùng phát dịch tại TP.HCM và sự xuất hiện của biến thể virus mới”.

Có thể khẳng định, lời nhận định của tờ báo này không hề chính xác với tình hình kiểm soát dịch của Việt Nam hiện nay. Việt Nam vẫn kiểm soát và ngăn chặn dịch rất tốt, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bằng chứng rõ ràng nhất, tỉnh Bắc Giang kết thúc những ngày đen tối khi các ca mắc bệnh lên đến con số gần 400 (tổng hơn 5.600 ca bệnh). Sau một thời gian “chiến đấu”, đến ngày 24/6 địa phương này khẳng định đã kiểm soát được dịch, kết thúc giãn cách xã hội trên toàn địa bàn. Một kết quả khả quan, ý nghĩa đối với thành tích chống dịch của tỉnh này cũng như các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.

Đặc biệt, trong tổng hơn 14.500 ca nhiễm bệnh, chúng ta đã điều trị khỏi cho gần 6.000 bệnh nhân, chỉ có 74 trường hợp tử vong (trên thế giới hơn 181 triệu ca bệnh; 3,9 trường hợp tử vong). Những có số biết nói, những văn bản chỉ đạo kịp thời đã làm nên thành tích chứ không phải dựa vào sự may mắn. Đó là kết quả của sự đoàn kết của toàn dân, sự hòa hợp của cả hệ thống chính trị.

Hiện, dịch bệnh đang bùng phát tại TP. HCM - địa phương có lực lượng nhân công đông đúc (hơn 2,2 triệu người). Đây cũng là yếu tố khiến dịch trở nên phức tạp hơn tại các khu công nghiệp, dân cư.

Dù số ca bệnh kỷ lục lên đến 667 ca/24 giờ, thế nhưng không vì thế mà tâm lý của nhân dân hoang mang. Mọi quy định về phòng chống, dịch vẫn đang được tuân thủ nghiêm túc. Từ đó, công tác phòng, chống dịch của địa phương đang dần được triển khai theo quỹ đạo cũ để sớm khoanh vùng, dập dịch.

Nếu nguồn lực của địa phương không đủ, các tỉnh bạn sẵn sàng hỗ trợ ngay. Những sự hỗ trợ kịp thời sẽ là nguồn động việc vật chất lẫn tinh thần to lớn để TP. HCM sớm vượt qua khó khăn. Cụ thể, Đà Nẵng đã là địa phương đầu tiên hỗ trợ TP. HCM 10 tỉ đồng để chống dịch.

Có thể thấy, Đà Nẵng cũng là một địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Đến nay, thành phố này vẫn đang ghi nhận những ca bệnh mới, tuy nhiên với tinh thần tương thân tương ái, thấu hiểu hoàn cảnh vì đã từng trải nên Đà Nẵng luôn hỗ trợ các tỉnh bạn.

Sự đoàn kết, tương trợ nhau giữa các địa phương cũng chính là yếu tố dẫn đến thắng lợi trong “cuộc chiến” trường kỳ lần này. Hỗ trợ kinh tế là điều cấp thiết, nếu cần địa phương thiếu nguồn nhân lực, sự hỗ trợ về mặt con người vẫn luôn sẵn sàng. Các bác sĩ giỏi, nhiệt huyết, toàn tâm với nghề sẽ không ngần ngại tiến vào vùng đỏ để cứu chữa cho các bệnh nhân.

Do đó, chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh hoàn toàn là do thực lực, hướng đi đúng đắng. Việc chống dịch của Việt Nam đã là “hình mẫu” trên toàn thế giới, được nhiều quốc gia và báo chí thế giới công nhận. Ngoài ra, Việt Nam còn có quỹ vaccine COVID-19, đó là đóng, góp, là niềm tự vào và hy vọng của toàn thể nhân dân, doanh nghiệp. 

Niềm tin, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị chính là yếu tố dẫn đến thành công trong “cuộc chiến” chống COVID-19. 

Niềm tin, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị chính là yếu tố dẫn đến thành công trong “cuộc chiến” chống COVID-19. Ảnh: Tuấn Vỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định tại cuộc họp báo ngày 24/6 rằng việc nói Việt Nam may mắn trong phòng chống dịch bệnh là hoàn toàn không khách quan. Theo bà Hằng, Việt Nam đã có những quyết sách, chiến lược, chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp kịp thời quyết liệt, trong đó có những biện pháp lần đầu được áp dụng trong công tác phòng chống dịch và ngăn chặn dịch bệnh từ bênh ngoài. Đồng thời, Việt Nam đã tổ chức khoanh vùng, dập dịch, truy vết một cách nhanh chóng và có hiệu quả từ những ngày đầu tiên.

“Với quyết tâm chống dịch của toàn hệ thống chính trị, của người dân và đặc biệt là của lực lượng tuyến đầu chống dịch, Việt Nam đã vượt qua 3 đợt bùng phát dịch bệnh. Đồng thời, phát huy những kinh nghiệm thành công trong việc đối phó với các đợt bùng phát dịch bệnh trước, cùng với sự hiểu biết và năng lực ngày càng cao của đội ngũ của nhân viên y tế và năng lực xét nghiệm, Việt Nam cũng đang từng bước kiểm soát được đợt bùng phát thứ 4, đồng thời cũng đảm bảo đời sống, sản xuất của người dân”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Hiện tại, Việt Nam vẫn đang tích cực triển khai chiến lược tiêm vaccine trên phạm vi cả nước theo lộ trình phù hợp, khoa học và hiệu quả để tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng. Đó là những phương án hữu hiệu được đề cập và sẽ được triển khai nhanh chóng, kịp thời để bảo đảm an toàn cho nhân dân, tiến tới khôi phục tình hình kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực do COVID-19.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: “Tiếp tục kiên định tinh thần “chống dịch như chống giặc”, lấy người dân là trung tâm, chủ thể trong phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở với cấp ủy, tổ chức Đảng là hạt nhân phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch bệnh đã đi qua. Không lo sợ, hốt hoảng, lúng túng, mất bình tĩnh, thiếu kiên trì khi dịch xảy ra. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, trong đó phòng ngừa là cấp bách, thường xuyên, cơ bản, chiến lược, lâu dài và là quyết định. Tấn công là chủ động, tích cực, quyết liệt, hiệu quả”.

Cả hệ thống đồng lòng, ắt hẳn “cuộc chiến” sẽ thành công. Chúng ta thằng bằng thực lực, bằng sự quyết tâm, hành động cụ thể, quyết liệt chứ không bằng sự may mắn.

Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Chống dịch làm gì có may mắn! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714008835 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714008835 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10