Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế: Đảm bảo an toàn tính mạng của người dân!

Nguyễn Hà 12/10/2020 21:15

Do ảnh hưởng của cơn bão số 6, tình trạng ngập lụt sâu,diện rộng, kéo dài xảy ra ở thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm hỏi các lực lượng thường trực phòng chống lũ tại xã Phòng Bình

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ thăm hỏi các lực lượng thường trực phòng chống lũ tại xã Phòng Bình

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to trên diện rộng, dự báo tổng lượng mưa tính từ ngày 11/10 đến hết ngày 13/10 phổ biến 200-400mm, có nơi trên 400mm. Tình trạng ngập lụt sâu,diện rộng, kéo dài xảy ra ở thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.

Trước diễn biến khó lường của bão, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh đã huy động lực lượng hàng ngàn người, hàng chục phương tiện phục vụ công tác ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn cho người dân, tìm kiếm người bị mất tích, khắc phục khẩn cấp các thiệt hại.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các địa phương chủ động thông tin kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong các hoạt động, nhất là việc đi lại khi có mưa lũ; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ; hướng dẫn người dân chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu tiếp tục triển khai các biện pháp gia cố bảo vệ đê điều, hồ đập. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện xung yếu, nhất là các hồ đập vừa và nhỏ đã đầy nước, có nguy cơ mất an toàn cao cần bố trí lực lượng trực canh, có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để bảo đảm an toàn khi có tình huống; rà soát bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng triển khai ứng cứu khi xảy ra sự cố; Chủ các hồ đập chịu trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa nước về Ban Chỉ đạo về phòng chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phục vụ chỉ đạo phối hợp vận hành các hồ.

Đối với các địa phương, phải lường trước tình hình mưa lũ kéo dài, tránh tâm lý chủ quan. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cấp cứu người trong lũ lụt; cần bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả mưa lũ. Đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người dân đang di dời. Tiên lượng đầy đủ tình hình khi người dân trở về sau khi nước rút. Các ngành điện, nước, viễn thông cần đảm bảo kết nối, nhu cầu của người dân trong mọi tình huống; Có phương án nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đấy, tạo cảnh quan sạch đẹp và không để dịch bệnh xảy ra.

Nhiệm vụ đặt lên hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn tính mạng của người dân. Các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức tìm kiếm người còn mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích; chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ phải di dời, không để người dân thiếu đói, rét”, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.

Được biết, vừa qua Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến thăm hỏi, động viên lực lượng đóng gói, vận chuyển hàng hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn ở những vùng ngập lụt của tỉnh, yêu cầu các địa phương phát huy tinh thần tương thân tương ái, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn do mưa lũ. Ngoài hỗ trợ khẩn cấp của các địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo xuất cấp từ nguồn dự trữ lương thực phòng chống thiên tai cấp tỉnh để cứu trợ khẩn cấp cho hộ di dời phòng tránh mưa lũ trên địa bàn các huyện và thị xã 12.000 thùng mì tôm.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đến nay, mưa lũ đã làm 4 người chết, 1 người mất tích, 7 người bị thương. Toàn tỉnh đã di dời 11.608 hộ với 35.435 khẩu do ngập lụt; nhiều tuyến đường giao thông ngập sâu, sạt lở, hư hỏng và chia cắt nhiều khu dân dân cư. Ước tính trên toàn tỉnh có 286 ha hoa màu, 105 ha sắn, 73.400 chậu hoa cúc vụ tết bị thiệt hại; khoảng 2.000ha diện tích hồ nuôi trồng thủy sản cao triều, hạ triều đều bị ngập hoàn toàn trong nước.

UBND tỉnh đã thiết lập đường dây nóng 19001075 hỗ trợ ứng phó mưa lũ cho người cộng đồng; đường dây nóng đã tiếp nhận và hỗ trợ điều phối cứu nạn, cứu hộ 460 trường hợp. Hơn 640.000 ngàn thuê bao được tiếp cận thông tin cảnh báo phòng chống bão lụt.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng ảnh hưởng nặng nề bởi mưa bão

    Đà Nẵng ảnh hưởng nặng nề bởi mưa bão

    04:19, 12/10/2020

  • BIDV dành 01 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụtp/tại Quảng Bình, Quảng Trị

    BIDV dành 01 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Quảng Bình, Quảng Trị

    06:54, 11/10/2020

  • Quảng Nam: Lũ rút chậm, nhiều nơi vẫn ngập sâu, nhiều người thiệt mạng

    Quảng Nam: Lũ rút chậm, nhiều nơi vẫn ngập sâu, nhiều người thiệt mạng

    16:35, 12/10/2020

  • Quảng Trị: Lũ lại lên, thiếu trầm trọng thiết bị cứu hộ cứu nạn

    Quảng Trị: Lũ lại lên, thiếu trầm trọng thiết bị cứu hộ cứu nạn

    10:25, 12/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế: Đảm bảo an toàn tính mạng của người dân!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO