Chưa hết “chật vật” vì COVID-19, doanh nghiệp lo ngại thêm gánh nặng về thuế

Diendandoanhnghiep.vn Đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong thời điểm nhạy cảm này, bất kỳ chính sách nào khi ban hành, đặc biệt là chính sách thuế, cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng cũng như đánh giá tác động toàn diện để đảm bảo “sức khỏe” của doanh nghiệp. 

Từ cuối tháng 4 đến nay, doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa” vì những tác động tiêu cực của đợt cao điểm bùng phát dịch COVID-19 đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. 

Gần 12 nghìn doanh nghiệp rời thị trường mỗi tháng

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, có 59,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó bao gồm: 31,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; 20 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 20,7%; 8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,3%. Như vậy trung bình mỗi tháng có gần 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Gần 12 nghìn doanh nghiệp rời thị trường mỗi tháng (ảnh minh họa)

Gần 12 nghìn doanh nghiệp rời thị trường mỗi tháng (ảnh minh họa)

Thậm chí, có những ngành như du lịch gần như tê liệt. Dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch khi sau 5 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 81 nghìn lượt người, giảm 97,8% so với cùng kỳ năm trước. Hàng loạt tỉnh thành giãn cách xã hội cũng khiến người dân "không ra khỏi nhà".

Trước đó, báo cáo “Đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành giữa tháng 3, cho thấy, đại dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo VCCI, có 87,2% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đa số doanh nghiệp cho hay dịch bệnh đã tác động tới việc tiếp cận khách hàng, đến dòng tiền và nhân công của họ. Nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng, mất cân đối dòng tiền, phải cho lao động nghỉ việc.

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, song đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn. Không những thế, dịch Covid-19 quay trở lại, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. VCCI đánh giá, những ngành bị ảnh hưởng nhiều hiện tại vẫn là du lịch, bán lẻ, vận chuyển hành khách, sản xuất xe có động cơ, đồ uống,...

Nỗi lo chính sách thuế thay đổi, làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp

Theo VCCI, kiến nghị phổ biến nhất của các doanh nghiệp là mong muốn không tăng các loại thuế, phí cũng như ban hành những sắc thuế mới. Bên cạnh đó, Tình hình kinh doanh gặp khó khăn, chưa hồi phục mà tăng thuế, phí thì doanh nghiệp rất lo ngại bởi lẽ thuế phí tăng không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà cả người dân.

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, với thuế tiêu thụ đặc biệt, nhóm thu nhập nghèo nhất chịu tác động cao hơn các nhóm bên trên, chiếm khoảng 3,47% thu nhập của họ hàng năm. Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp với 3.500 USD/người/năm, do đó tăng các loại thuế, phí sẽ tác động lên tất cả đối tượng, nhưng chịu ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là người nghèo, vốn dễ bị tổn thương hơn cả trong đại dịch.

Thuế, phí tăng cũng ảnh hưởng đến sức mua và doanh thu của các doanh nghiệp, dẫn đến giảm doanh thu, cắt giảm lao động, gia tăng thất nghiệp.

Những chính sách về thuế cần được xem xét kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện trước khi ban hành (ảnh minh họa)

Những chính sách về thuế cần được xem xét kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện trước khi ban hành (ảnh minh họa)

Các chuyên gia nhận định thời điểm hiện tại đang rất nhạy cảm đối với các doanh nghiệp, chính vì vậy với những chính sách được cân nhắc ban hành, đặc biệt là những chính sách về thuế, cần phải được xem xét kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện đối với doanh nghiệp và đặc biệt cần lắng nghe ý kiến từ phía cộng đồng doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh sẽ vẫn được soạn thảo và chiếm số lượng đáng kể trong hệ thống văn bản mà cơ quan nhà nước xây dựng, do đó việc huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quy trình này sẽ góp phần đảm bảo chính sách trở thành động lực phát triển của cộng đồng kinh doanh.

Đại diện VCCI đã có một số đề xuất như: nâng cao năng lực của các hiệp hội trong hoạt động góp ý và phản biện chính sách; tăng cường tính minh bạch thực chất của hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháo luật; xây dựng cơ chế để nâng cao tính trách nhiệm và tính chịu trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo chính sách; tăng cường nguồn lực cho các tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật….; có cơ chế thu hút mạnh mẽ hơn sự tham gia của xã hội, người dân, các nhà khoa học, doanh nghiệp vào quá trình xây dựng pháp luật…

Nói như ông Trần Đình Thiên, cuộc sống của các doanh nghiệp cần phải được nhìn ở một khía cạnh sâu sắc hơn nữa bởi họ là lực lượng quan trọng của một nền kinh tế. Do đó để cứu doanh nghiệp, các chính sách phải đi sâu vào căn nguyên chứ không nên chỉ vì thành tích ngắn hạn, thực hiện các giải pháp mang tính "an sinh" mà quên mất sức sống của doanh nghiệp.

Còn theo quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam Lê Duy Hiệp, ông cho rằng vào thời điểm này, “hỗ trợ tốt nhất với doanh nghiệp là không làm phát sinh thêm các chi phí mới”. Điều này cũng hàm nghĩa, “trước khi ban hành chính sách mới, nhất là các chính sách về thuế, phí, các cơ quan liên quan cần đánh giá tác động chính sách kỹ lưỡng, toàn diện và lấy ý kiến rộng rãi những đối tượng chịu sự điều chỉnh”, ông Hiệp đề xuất.

Ở một khía cạnh khác, các chính sách thuế khi xây dựng và ban hành cũng cần có thời gian để doanh nghiệp "thẩm thấu". Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, kết quả khảo sát ý kiến doanh nghiệp của VCCI cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp đánh giá cao những cải cách trong các chính sách, pháp luật về trong thời gian gần đây nhưng chính sự thay đổi liên tục này cũng gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin để tuân thủ. Nhiều doanh nghiệp không kịp nắm bắt những thay đổi về thủ tục, chính sách thuế nói riêng và pháp luật liên quan đến sản xuất kinh doanh nói chung. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chưa hết “chật vật” vì COVID-19, doanh nghiệp lo ngại thêm gánh nặng về thuế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693513 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693513 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10