Chưa thành khẩn, cựu Chủ tịch VEAM bị đề nghị áp dụng án tù nghiêm khắc

ĐỖ HUYỀN 20/05/2022 16:33

Chiều nay, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt ông Trần Ngọc Hà (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng Giám đốc VEAM) 15-16 năm tù.

>>Vụ VN Pharma: Cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường lĩnh án 4 năm tù

Mức án đề nghị được Viện KSND Hà Nội đưa ra chiều 20/5, sau ba ngày diễn ra phiên xét xử sai phạm tại Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Trong số 17 bị cáo của vụ án, có 14 người là cựu lãnh đạo, cán bộ của VEAM.

Cựu Chủ tịch VEAM Trần Ngọc Hà tại phiên tòa.

Cựu Chủ tịch VEAM Trần Ngọc Hà tại phiên tòa.

HĐXX cho biết, trong quá trình diễn ra phiên toà, ông Trần Ngọc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên VEAM đã tác động gia đình, bồi thường thiệt hại, số tiền 1 tỷ đồng. Đây được xét là yếu tố giảm nhẹ cho ông Hà.

Ông Hà bị quy trách nhiệm trong ba sai phạm, tạo điều kiện cho cấp dưới bảo lãnh vay ngân hàng trái quy định; thực hiện 2 dự án với công ty nước ngoài, song không thể thực hiện, gây tổng thiệt hại hơn 130 tỷ đồng.

Ông Hà thuộc 16 người bị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", theo Điều 219, Bộ luật Hình sự 2015 bị đề nghị mức án 10 - 11 năm tù.

Cùng tội danh, ông Lâm Chí Quang, cựu Tổng giám đốc VEAM, bị đề nghị 10 - 11 năm tù, với sai phạm bảo lãnh thanh toán cho Vetranco, công ty con của VEAM, vay 193 tỷ đồng tại 4 chi nhánh ngân hàng, giai đoạn 2011- 2013.

Song đến hạn thanh toán, Vietranco không trả được nợ, dẫn đến VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu và phải trả nợ thay cho Vetranco hơn 65 tỷ đồng.

Các bị cáo còn lại bị đề nghị 2 năm tù treo đến 18 năm tù giam. Các bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền thiệt hại trong vụ án, được xác định hơn 380 tỷ đồng.

"Các bị cáo được giao chức trách quan trọng, quản lý tài sản lớn của nhà nước, đều có trình độ và trách nhiệm cao, hoàn toàn ý thức được hành vi, song vẫn thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm. Hành vi của các bị cáo gây thất thoát nghiêm trọng cho tài sản của nhà nước, gây tác hại nặng nề với kinh tế và tiến trình phát triển chung của đất nước, ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động và các cổ đông của VEAM", bản luận tội nêu.

VKSND Tối cao xác định, giai đoạn 2011-2013, kế toán trưởng VEAM là Vũ Từ Công tham mưu, đề xuất, soạn thảo văn bản trình Tổng giám đốc Lâm Chí Quang ký 5 chứng thư bảo lãnh thanh toán ngân hàng cho Vetranco vay tổng số 193 tỷ đồng.

Từ việc bảo lãnh của VEAM, Vetranco vay tiền tại các ngân hàng để kinh doanh với các Công ty cổ phần Đầu tư Minh Quang, Công ty cổ phần Thép Minh Quang, Công ty cổ phần đầu tư Tương Lai và Công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Hải Đăng. Hiện các công ty này đã dừng hoạt động không còn tài sản gì, không có khả năng trả nợ cho Vetranco.

Do Vetranco không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng, VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu hoặc phải trả nợ thay Vetranco tổng số tiền gần 76 tỷ đồng.

>>Cựu thứ trưởng Trương Quốc Cường bị đề nghị 7-8 năm tù

Ngoài ra, khi sử dụng nguồn tiền vay ngân hàng do VEAM bảo lãnh, Giám đốc Vetranco Đào Quốc Việt đã cho Trần Quang Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn Đại Nam vay lại để hưởng lãi.

Theo cáo buộc, để che giấu việc cho vay tiền trái quy định, Việt và Tiến thỏa thuận hợp thức bằng cách lập các hợp đồng mua bán hàng hóa khống. Trần Quang Tiến không hoàn trả được 15 khoản vay phát sinh từ tháng 5/2013-8/2013, gây thiệt hại cho Vetranco số tiền gần 183 tỷ đồng.

Các cơ quan tố tụng xác định khi thực hiện Dự án đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung và ký kết và thực hiện 2 thỏa thuận VEAM-ZIBO đầu tư phát triển xe ôtô tay lái bên phải, nhóm cán bộ VEAM đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 66 tỷ đồng.

VKSND Tối cao xác định, vụ án còn liên quan một số cán bộ, cá nhân thuộc Hội đồng thành viên VEAM, Phòng Kỹ thuật đầu tư, Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính, nguyên Chủ tịch HĐQT Vetranco, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị Vetranco... nhưng cho rằng sai phạm của họ chưa đến mức phải xử lý hình sự. Viện Kiểm sát kiến nghị với cơ quan quản lý VEAM, Bộ Công thương xem xét xử lý kỷ luật.

Mức án Viện Kiểm sát đề nghị với Vũ Từ Công, cựu kế toán trưởng VEAM là 8-9 năm tù; Đào Quốc Việt, cựu Giám đốc Vetranco: 13 - 14 năm; Trần Quang Tiến, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đại Nam: 16 - 18 năm; Ngô Văn Tuyển, cựu Phó tổng giám đốc, Thành viên HĐQT VEAM: 6-7 năm;

Bùi Quốc Việt, cựu trưởng Phòng Thị trường kinh doanh VEAM: 24 - 30 tháng tù treo; Ngô Văn Thịu, cựu Phó trưởng phòng Thị trường - kinh doanh VEAM: 4 - 5 năm tù; Nguyễn Thị Thu Hương, cựu giám đốc Vetranco: 11 - 12 năm;

Trần Thanh Thủy, cựu Trưởng phòng Kế toán Vetranco: 24- 30 tháng tù treo; Nguyễn Minh Tùng, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CPTM và đầu tư Bách Việt: 4 - 5 năm; Lương Xuân Trường, cựu Tổng giám đốc Công ty CP Thép Minh Quang: 4 - 5 năm; Trần Anh Sơn, cựu Kế toán trưởng, phụ trách Quản trị VEAM: 4 - 5 năm;

Hoàng Văn Lẫm, cựu Phó trưởng phòng Tài chính kế toán VEAM: 24 - 30 tháng tù treo; Nguyễn Mạnh Chung, cựu Giám đốc Công ty TNHH máy kéo và máy nông nghiệp (Tamac), cựu Trưởng phòng Kỹ thuật đầu tư VEAM: 4 - 5 năm; Vũ Quang Tâm, cựu Phó tổng giám đốc VEAM: 24 - 30 tháng tù treo.

Riêng bị cáo Nguyễn Văn Khôi, cựu Trưởng ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên VEAM bị đề nghị 24 - 30 tháng tù treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2, Điều 285, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ VN Pharma: Cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường lĩnh án 4 năm tù

    18:07, 19/05/2022

  • Cựu thứ trưởng Trương Quốc Cường bị đề nghị 7-8 năm tù

    20:47, 14/05/2022

  • Bí quyết kiếm 4 tỷ đồng mỗi năm từ phân bò của thanh niên Bến Tre

    04:23, 14/05/2022

  • Tuyên phạt 2 cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tổng cộng 10 năm tù

    10:44, 14/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chưa thành khẩn, cựu Chủ tịch VEAM bị đề nghị áp dụng án tù nghiêm khắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO