Chuẩn bị sâu các dữ liệu sẵn sàng ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều nhóm ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại như: sắt, thép, nhôm, tôn, đồng, dệt may, nhựa, giấy, trang thiết bị máy móc,...

>> Doanh nghiệp bị kiện phòng vệ thương mại, có nên kiện lại để trả đũa?

Đối mặt với các vụ kiện

Theo số liệu từ Bộ Công thương, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM). Trong đó, những nhóm ngành hàng xuất khẩu đang phải đối mặt với nguy cơ bị kiện PVTM như: sắt, thép, nhôm, tôn, đồng, dệt may, nhựa, giấy, trang thiết bị máy móc, giày dép và nông thủy sản, phụ gia chăn nuôi, bột ngọt…

Cụ thể, trong giai đoạn 2005-2010 Việt Nam chỉ có 25 vụ kiện, thì giai đoạn 2017-2021, số vụ kiện PVTM đã tăng lên 93 vụ. Hiện Việt Nam đang đối mặt với 208 vụ kiện PVTM và số vụ kiện dự báo còn tăng mạnh trong thời gian tới, khiến thị phần hàng Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp tại nhiều thị trường xuất khẩu. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cũng là nơi hàng hóa Việt bị kiện PVTM nhiều nhất với 37 vụ; kế tiếp lần lượt là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Australia, EU, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan…

Nhóm ngành hàng nông thủy sản, phụ gia chăn nuôi…

Nhóm ngành hàng nông thủy sản, phụ gia chăn nuôi…xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nguy cơ bị kiện PVTM.

Theo ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhận định: Sau những vụ kiện thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt biện pháp tự vệ, áp dụng các mức thuế chống bán phá giá cao ngất ngưởng. Đơn cử, Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp mức thuế lên tới 456% với một số sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội; hay như sản phẩm sơ sợi dún polyester chịu mức thuế là 22,36%... "Điều này đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường nước sở tại, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị đóng cửa với nhiều thị trường xuất khẩu khác" – ông Khánh cho hay.

Cũng theo ông Khánh, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị áp dụng các biện pháp PVTM được xác định bởi 3 yếu tố, như: quy mô thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đang tăng nhanh; Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đã tăng từ  30 tỷ USD năm 2001 lên đến 600 tỷ USD cuối năm 2021; Việt Nam đã được vào tốp đầu những quốc gia tăng trưởng mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu cho rằng, nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam được nhập khẩu từ những nước đã bị các nước nhập khẩu hàng Việt Nam áp dụng biện pháp PVTM. Và cuối cùng là nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có tính cạnh tranh mạnh so với hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp nước sở tại, khiến các doanh nghiệp nước nhập khẩu yêu cầu chính phủ phải khởi xướng các cuộc điều tra và áp dụng biện pháp PVTM – ông Khánh nói.

Cần chủ động ứng phó

Đồng quan điểm về những nguyên nhân dẫn đến các vụ kiện PVTM, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương, cho biết, hiện nay, nhiều quốc gia một mặt dỡ bỏ rào cản, một mặt áp dụng chính sách nhất định để bảo vệ nền kinh tế trong nước. Đặc biệt là sự tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ chuỗi cung ứng qua đó để bảo đảm vị thế của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Song song đó, ngày nay, chuỗi cung ứng toàn cầu đã khác trước đây rất nhiều. Các hình thức, phương thức tham gia vào chuỗi cung ứng phức tạp hơn, đơn cử như  thiết lập chuỗi cung ứng nghiên cứu, chế tạo và sản xuất liên kết nhiều quốc gia.

>> Tránh phòng vệ thương mại: Trông người để nhìn lại ta

Trên thực tế có thể thấy, trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia tổng cộng hơn 15 hiệp định thương mại song phương và đa phương với gần 60 đối tác. Tuy nhiên, có những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, thì lại thiếu tính ổn định vì Việt Nam và Mỹ chưa có quan hệ hiệp định đối tác thương mại tự do. Vì thế, rủi ro xảy ra là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dễ bị áp các biện pháp PVTM.

Do đó, trong thời gian tới, với bối cảnh đại dịch COVID-19 làm tăng chi phí vận chuyển lưu thông hàng hóa, đặc biệt là chi phí logistics trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các nước sẽ đặc biệt tăng cường các biện pháp bảo vệ chuỗi cung ứng của họ. Vì vậy, đây là lý do có thể sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam – ông Thái cảnh báo.

Liên quan đến các giải pháp ứng phó và các biện pháp phòng vệ thương mại, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc  Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cho rằng, về mặt ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại nước ngoài, doanh nghiệp cũng như các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam đã có thuận lợi hơn khi được trang bị, tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm sau vụ kiện chống bán phá giá cá ba sa của Việt Nam tại Mỹ từ năm 2002.

doanh nghiệp cũng như các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam đã có thuận lợi hơn khi được trang bị, tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm sau vụ kiện chống bán phá giá cá ba sa của Việt Nam tại Mỹ từ năm 2002.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động và chuẩn bị sâu các dữ liệu để sẵn sàng đối mặt và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Do đó, bà Trang cho rằng, các hiệp hội doanh nghiệp thủy sản, sắt thép, dệt may, da giày… đã có sự chuẩn bị giúp mang lại hiệu quả nhất định trong các vụ kháng kiện ở nước ngoài. Thậm chí, nhà xuất khẩu Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nhập khẩu mang lại lợi ích về kỹ thuật cũng như sự vận động chính sách liên quan tại nước sở tại.

Dẫn chứng về các vụ kiện, bà Trang thông tin, các doanh nghiệp Việt Nam đã đối mặt với 204 vụ kiện phòng vệ thương mại, trong đó, phần lớn là kiện chống bán phá giá. Và nếu tính từ 2017 đến nay, tỉ lệ vụ kiện chiếm 45-46% hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, tương ứng với xu hướng bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu từ thời điểm này. Tuy nhiên, tỷ lệ thắng kiện đạt mức trên dưới 20%/tổng vụ kiện là còn quá thấp. Do đó, vấn đề ở đây là doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam cần ứng phó, chuẩn bị sâu các dữ liệu hơn, chứ không chỉ còn là phòng tránh như trước - bà Trang nhấn mạnh.

Như vậy, trước nguy hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều vụ kiện PVTM, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động và chuẩn bị sâu các dữ liệu để sẵn sàng đối mặt và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuẩn bị sâu các dữ liệu sẵn sàng ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713564800 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713564800 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10