Chuyện cái “lu chống ngập”: Đừng đẩy câu chuyện quá xa!

Diendandoanhnghiep.vn Nguyên nhân của ngập úng tại các đô thị lớn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Mà đã từ nhiều nguyên nhân thì giải pháp khắc phúc cũng phải từ nhiều phía, nhiều cách.

Nếu PGS.TS Hồng Xuân đừng dùng “cái lu” mà dùng một cụm từ khoa học hơn đó là “hệ thống lu và tái sử dụng nước mưa” thì có lẽ không bị gặp phản ứng

Trong phiên họp HĐND TP HCM mới đây, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - nhân học TP HCM, đã đề xuất trang bị lu cho người dân để chống ngập. Đề xuất này đã tạo ra “bão” mạng những ngày qua, nhiều người phản đối, cho rằng hài hước, không khả thi.

Nguyên nhân ngập úng cho TP HCM có nhiều như: Mưa, triều cường, tốc độ đô thị hóa nhanh… trong đó tốc độ đô thị hóa nhanh là nguyên nhân cơ bản nhất vì tất cả các nơi chứa nước đã bị lấp, hệ thống thoát nước có nâng cấp cũng không kịp với việc tăng dân số, nhà ở.

Thực tế, TP HCM đã triển khai nhiều giải pháp chống ngập, nhưng dường như giảm ngập nơi này lại tái ngập nơi khác... Trước giờ, nhiều người nghĩ rằng việc chống ngập là làm sao đẩy nước đi nơi khác cho hết ngập, nhưng lại quên rằng nước cũng là nguồn tài nguyên quan trọng, trong đó có nước mưa - bị xem là một trong những nguyên nhân gây ngập trong bối cảnh đô thị TP HCM bị bê tông hóa.

Cá nhân người viết nghĩ bà Phan Thị Hồng Xuân cũng có lý chứ không phải là không phi lý mà mọi người hùa nhau phản đối dè bỉu. Bởi, như đã nói ở trên là nguyên nhân của ngập úng tại các đô thị lớn (trong đó có TP HCM) bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Mà đã từ nhiều nguyên nhân thì giải pháp khắc phúc cũng phải từ nhiều phía, nhiều cách, chứ không thể trông chờ từ một cách được.

Hơn nữa, bà cũng là một nhà khoa học (Trưởng khoa Đô thị học - Trường ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia TP HCM). Tức là, người ta làm khoa học, họ tính bằng số liệu, khả thi cả. Vấn đề ở đây, nếu PGS.TS Hồng Xuân đừng dùng “cái lu” mà dùng một cụm từ khoa học hơn đó là “hệ thống lu và tái sử dụng nước mưa” thì có lẽ không bị gặp phản ứng.

Liên quan đến chuyện bị một bộ phận dư luận phản ứng, vị đại biểu này nói: “Tôi rất buồn trước việc bị phản ứng, chế giễu. Đây không phải là sáng kiến do tôi tự nghĩ ra mà đã được các chuyên gia của JICA (Nhật Bản) nêu trong chương trình lắng nghe trao đổi vừa qua. JICA cho rằng nếu TP HCM vận động mỗi hộ gia đình xây một bể chứa nước 1m khối thì vừa góp phần chống ngập vừa tiết kiệm nước sạch. Không chỉ Nhật mà nhiều nước khác cũng dùng. Đây là giải pháp mềm trong thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Tại một số nước phát triển như Đức, Mỹ… người ta xây dựng hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa cho hộ gia đình, vừa để giảm ngập cục bộ, úng thủy và tái sử dụng nguồn nước. Với hệ thống này, mỗi hộ gia đình, tùy theo nhu cầu mà họ dùng thùng nhựa hoặc bể chứa ngầm dưới 10 mét khối. Lượng nước mưa sau khi được thu gom sẽ dùng vào việc tưới cây, xả bồn vệ sinh...

Giải pháp “cái lu” thuộc về các giải pháp “mềm”. Ở góc độ chung của thành phố thường được các nhà khoa học đưa ra là xây hồ điều tiết nước (ngầm hoặc nổi), chống bê tông hóa đô thị - tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào đất, trồng thêm cây xanh… Ở góc độ người dân, bể vừa giúp chứa nước mưa, góp phần chống ngập vừa cung cấp nước mưa cho một số sinh hoạt trong gia đình như tưới cây, rửa xe... 

Khách quan hơn để nhìn nhận vấn đề thì giải pháp “mềm” này không phải là “độc” hay lạ gì vì hiện nay, ngay tại Việt Nam, nhiều công ty khi tư vấn, thiết kế hộ gia đình thì họ đã tư vấn cho gia chủ về giải pháp xanh trong xây dựng nhà ở hộ gia đình, trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống thu chứa và tái sử dụng nước mưa.

Theo đó, với lượng mưa ở Việt Nam, với số dân khoảng 10 triệu người (tính riêng TP HCM) nếu mỗi hộ gia đình (tùy vào từng điều kiện diện tích cụ thể) có 1 bể thu chứa và tái sử dụng nước mưa chừng 1 đến 3 mét khối thì việc ngập cục bộ tại các đô thị sau các trận mưa lớn đã không xảy ra hoặc nếu xảy ra cũng không nghiêm trọng.

Vấn đề của chính quyền là đưa ra các quy chuẩn phù hợp khi thiết kế nhà phải phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, từng khu vực và tận dụng tối đa ưu thế có sẵn. Nếu những đề xuất này được áp dụng rộng rãi thì vừa góp phần chống ngập, vừa tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Nói cách khác, đôi khi chúng ta quá bức xúc về tình trạng ngập nước mà đã quên đi một hành động nào đó trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân để cùng chung sức chung lòng cải thiện môi trường sống tốt hơn. Trước một đề xuất nhằm giải quyết úng ngập vô cùng nan giải ở TP HCM cũng như các đô thị lớn sau này, mọi người hãy bình tâm suy nghĩ và đừng vội chê bai, phê phán gay gắt.

Điều này cũng có nghĩa, điều gì cũng cần phải lắng nghe, rút kinh nghiệm, và chuyện “cái lu” cũng là một bài học cho vị đại biểu trong cách dùng ngôn từ. Bên cạnh đó, sự việc cũng cần được nhìn nhận khách quan hơn, thay vì mỗi người chỉ nhìn theo cách và phát triển sự việc theo ý nghĩ của mình mà đẩy vấn đề đi quá xa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện cái “lu chống ngập”: Đừng đẩy câu chuyện quá xa! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714022232 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714022232 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10