Chuyện Đại biểu là người ngoài Đảng

Diendandoanhnghiep.vn Tăng tỉ lệ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người ngoài Đảng sẽ phát huy được trí tuệ và tinh thân đoàn kết của các giai tầng, thành phần trong Quốc hội.

Sau thành công của Đại hội XIII, cuộc bầu cử ĐBQH khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và cũng là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.

Đây là cơ hội để nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, thật sự có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại QH và HĐND các cấp. Cuộc bầu cử ĐBQH khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tiến hành vào ngày Chủ nhật, 23/5/2021.

Theo cơ cấu, sẽ có từ 5 -10% đại biểu Quốc hội khóa 15 là người ngoài Đảng ẢNH NGỌC THẮNG

Theo cơ cấu, sẽ có từ 5 -10% đại biểu Quốc hội khóa XV là người ngoài Đảng. Ảnh: Ngọc Thắng

 Theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, số lượng, cơ cấu ĐBQH khóa XV được dự kiến trên cơ sở đảm bảo tính đại diện các giai tầng, thành phần, vùng miền và có cơ cấu hợp lý.  Một điểm đáng chú ý nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận đó là  chủ trương cơ cấu từ 25 đến 50 người ngoài Đảng vào Quốc hội.

Lịch sử minh chứng, QH Việt Nam do nhân dân bầu ra, là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ QH mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành Hiến pháp và pháp luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp trong xã hội.

Trải qua nhiều nhiệm kỳ, chúng ta nhận thấy hoạt động của Quốc hội ngày càng có nhiều tiến bộ, đã phần nào xóa được hình ảnh “nghị gật” ám chỉ một số ĐBQH chỉ biết vỗ tay, giơ tay tán đồng. Quốc hội những khóa gần đây đang trên đường đi tới sự dân chủ hóa mà Đảng và nhân dân muốn phấn đấu hướng tới.

Để đáp ứng được cách thức làm việc ngày càng quyết liệt của Quốc hội, những tố chất cần phải có của một ĐBQH đó là có học và dũng cảm, để theo đuổi đến cùng những vấn đề mà đại biểu cũng như cử tri mong muốn. Nhiều ĐBQH các khóa gần đây đã thể hiện được các tố chất đó.

Tức là, để đảm bảo các ứng viên tham gia có đủ đức, đủ tài, đủ uy tín, được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội, công tác nhân sự ĐBQH nhiệm kỳ 2021-2026 tới cũng phải gắn kết quả nhân sự của đại hội Đảng các cấp và quy hoạch cán bộ. Các cấp ủy lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, để lựa chọn bầu những đại biểu thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân.

Trong đó có việc lựa chọn, tăng thêm đại biểu là người ngoài Đảng lúc này càng cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy họ là những ai? Họ là các nhân sĩ trí thức, công nhân, nông dân, văn nghệ sĩ…, nếu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì cũng nên quan tâm.

Có nhiều lý do, một trong nhiều lý do đó là hiện nay chúng ta thấy đảng viên đều là những người ưu tú, đều phấn đấu vì đất nước, dân tộc nhưng số lượng đảng viên chỉ có trên 5 triệu người, trong khi dân số cả nước gần 100 triệu. Thứ nữa, thành phần của Mặt trận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ngoài tổ chức thành viên, còn có những cá nhân tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực, vì nhiều lý do họ có thể chưa trở thành đảng viên nhưng họ luôn tán thành với đường lối đổi mới của Đảng, đưa đất nước phát triển giàu đẹp, văn minh.

Đại biểu Quốc hội phải phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới.

Đại biểu Quốc hội phải phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới.

Thực tế đã cho thấy, vừa qua có một số ĐBQH không phải đảng viên Đảng Cộng sản nhưng lại nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp QH, góp phần đóng góp lớn vào quá trình phản biện, truyền tải nguyện vọng của cử tri, xây dựng luật… như ông Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Dũng..v..v.

Như ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu quan điểm: “Các ĐBQH là người ngoài Đảng trong Quốc hội khóa XIV đã được cử tri tín nhiệm. Mỗi người đều thể hiện tâm huyết, trách nhiệm cao trước nhân dân. Chính vì vậy, ở khoá Quốc hội XV tới đây, với những người thực sự có phẩm chất, năng lực, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho người ngoài Ðảng tham gia ứng cử Quốc hội”.

Vấn đề ở chỗ, tất cả các đối tượng ứng cử hay tự ứng cử, người ngoài Đảng hay đảng viên đều bình đẳng trước pháp luật. ,Muốn vậy, quy trình để giới thiệu phải thực sự dân chủ, công khai, các bước trong quy trình phải được tuân thủ: dù là đại biểu ngoài Đảng, đại biểu tự ứng cử hay đại biểu được giới thiệu cũng đều phải nhận được sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác theo đúng quy trình. 

Có thể nói, các kỳ họp Quốc hội là nơi ĐBQH thay mặt cử tri và nhân dân cả nước bàn bạc, quyết sách những vấn đề quan trọng của đất nước. Nếu người ngoài Đảng thực sự có tâm huyết, trí tuệ, sẵn sàng cống hiến, vì nước, vì dân thì phải tạo điều kiện để những đại diện ưu tú đó được góp tiếng nói giúp cử tri, nhân dân.

 Chúng ta cùng tin tưởng họ sẽ có những đóng góp rất lớn cho đất nước, nhất là nhiệm kỳ tới đây.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện Đại biểu là người ngoài Đảng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711688967 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711688967 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10