Chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy từ chính những thành phần trong ngành bao gồm cả người nông dân.
>>“Tiếp cận mới về chuyển đổi số Doanh nghiệp - Hiểu đúng, để làm trúng”
Để nắm rõ hơn quá trình chuyển đổi số được thực hiện trong nông nghiệp – một ngành được cho là khó nhất, nhưng đem lại giá trị cho lĩnh vực khác nhiều nhất được triển khai như thế nào, DĐDN đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Đức Tùng – Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số VIDA xung quanh vấn đề này.
- Ông có thể chia sẻ về quá trình triển khai và những thành quả mà VIDA đã thực hiện chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp?
Xuất phát từ hạ tầng chính sách hiện tại, ngay từ sớm VIDA đã chủ động các kế hoạch hỗ trợ bằng hàng loạt những chương trình, hành động và bắt đầu là hàng chục buổi đào tạo hàng năm để cung cấp thông tin, giúp nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp. Tiếp đó chúng tôi có những chương trình khảo sát, đánh giá tình hình thực tại, xác định nhu cầu và lên kế hoạch, quy trình thực hiện chuyển đổi số (CĐS).
Thực hiện chiến lược này, VIDA có những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, các đối tượng trong thành phần kinh tế nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của CĐS thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, chương trình talkshow,... nhằm truyền thông mạnh mẽ các kiến thức về quá trình dịch chuyển số nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng cho hội viên hiểu.
Bên cạnh đó, VIDA cũng nghiên cứu, đánh giá thực trạng đưa ra những báo cáo khách quan về thị trường hiện tại, và gần đây nhất phải nhắc đến Báo cáo Tổng quan CĐS Nông nghiệp VN 2020 vừa ra mắt và dự kiến báo cáo này sẽ thường niên nhằm cung cấp thêm thông tin, tư liệu cho các doanh nghiệp, đối tượng quan tâm đến CĐS.
- Bên cạnh những thành quả mà VIDA đã thực hiện, ông có thể cho biết những bất cập nào còn đang vướng mắc trong chuyển đổi số với nông nghiệp?
Chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy từ chính những thành phần trong ngành bao gồm cả người nông dân. Họ buộc phải tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy để lựa chọn bước đi phù hợp, thực hiện tiến trình ứng dụng công nghệ số vừa có tính tự nguyện, vừa bắt buộc.
>>Câu chuyện khởi nghiệp Rikkeisoft trên chặng đường chuyển đổi số
Tuy nhiên để thay đổi nhận thức, tư duy của nông dân vai trò dẫn dắt của các cơ quan địa phương là vô cùng quan trọng. Hiện tại bên cạnh một số cơ quan quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò trách nhiệm của mình nhưng cũng có một số nhỏ vẫn chưa làm được điều đó, đôi khi còn “thờ ơ” trong việc truyền tải nhận thức về CĐS đến nông dân.
- Ông có lời khuyên nào cho doanh nghiệp khi quyết định tham gia chuyển đổi số?
Là đơn vị đã đồng loạt triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ từ việc tìm kiếm công nghệ, mở rộng, kết nối thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết đa chiều nhằm nâng tầm “tiếp cận” năng lực của doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất, công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình CĐS. Do đó chúng ta cần nhận thức rõ điều này trước tiên.
Thứ hai, vai trò của người lãnh đạo vô cùng quan trọng, người đứng đầu công ty, doanh nghiệp cần nhận thức rõ về CĐS, quy trình, những điều cần và nên tránh khi bắt đầu vào công cuộc chuyển đổi số.
Thứ ba, khi quyết định CĐS cần có kế hoạch rõ ràng về hành động, quy trình và dự kiến kết quả. Trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu, đối tượng và các thức vận hành cũng như vốn để công cuộc CĐS không bị gián đoạn.
Và cuối cùng là thường xuyên cập nhật tình hình về kinh tế, xã hội và pháp luật. Cập nhật các chính sách, chủ trương mới hay sự thay đổi bổ sung trong chính sách trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Ba giai đoạn phát triển
12:11, 24/12/2021
Tạo lực đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp
20:25, 23/12/2021
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: 6 giải pháp để thành công
16:09, 23/12/2021
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Chủ động để sinh tồn và phát triển trong tương lai số
16:06, 23/12/2021