Công ty CP Tập đoàn YeaH1 (YEG), doanh nghiệp dịch vụ giải trí truyền thông, sau tái cơ cấu vừa có những chuyển động tiến về chặng đường mới.
>>Cơ hội đầu tư cổ phiếu đặc thù
ĐHĐCĐ thường niên 2023 của YEG vừa thông qua việc bầu bổ sung thêm 01 thành viên HĐQT mới là ông Min Soo Kim - quốc tịch Hàn Quốc, và ông Vương Hồ Trí Dũng - Thành viên Ban Kiểm soát.
Sự xuất hiện của ông Min Soo Kim đặc biệt gây chú ý tại công ty này. Bởi tân thành viên HĐQT YEG đến từ một liên doanh Giải trí Truyền thông, do chính ông là nhà sáng lập và là TGĐ, thuộc Ambrasia Group. Ông Min cũng từng giữ các chức vụ Giám đốc chiến lược Quỹ đầu tư Oracle Capital; Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư tư nhân Shang International; Đối tác điều hành Quỹ đầu tư VCG Partners Pte. Đáng chú ý, ông giữ nhiều chức vụ quản lý tại CTCP Datviet VAC Group Holdings, nhà cung cấp nội dung truyền hình đầu tiên và lớn nhất Việt Nam.
Với kinh nghiệm của ông trong điều hành ở các đế chế Giải trí truyền thông lớn, giới quan sát kỳ vọng “nhân vật” mới sẽ góp phần định hướng Giải trí truyền thống cho YEG, vốn đang có phần bế tắc sau khi bị “sập nguồn” bởi cú cắt hợp tác từ Youtube, và hiện thực hóa chiến lược đa màn hình (đa quốc gia) của công ty.
Ngoài ra, cũng có thể kỳ vọng những cơ hội gọi vốn kế tiếp từ các quỹ, định chế đầu tư cho YEG, tăng thêm nguồn lực để “trỗi dậy”.
>>Yeah1 xoay xở tìm lại chính mình
Được biết, YEG có kế hoạch chào bán 45 triệu cổ phiếu riêng lẻ để huy động 450 tỷ đồng. Giá bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Theo danh sách nhà đầu tư tham gia đợt mua, có 15 nhà đầu tư; Trong đó, ông Đào Phúc Trí, Tổng giám đốc dự kiến mua 3,5 triệu cổ phiếu YEG để nâng sở hữu lên 5,04% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn sau đợt chào bán; Chủ tịch Lê Phương Thảo dự kiến mua 4,2 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu lên 5,51% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn. Tuy nhiên do đây là kế hoạch của 2023 nên ghi nhận theo BCTN tại cuối 2022, cơ cấu cổ đông YEG vẫn có cổ đông Ancla Assets Ltd. nắm 10,93% cổ phần, ông Nguyễn Nhượng Ảnh Tống 24,71% cổ phần; DFJ VinaCapital Venture Investment Ltd. 9,74% cổ phần; cổ đông khác chiếm 54,61%.
ĐHĐCĐ của YeaH1 đặt mục tiêu tăng trưởng 35,3%, tức đạt 425 tỷ đồng (năm 2022 là 314,12 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2023 sẽ tăng 20,53%, tức đạt 30 tỷ đồng (năm 2022 là 24,89 tỷ đồng). Kế hoạch tài chính nói trên của Tập đoàn đạt được dựa trên việc tiếp tục đầu tư và mở rộng các mảng kinh doanh nòng cốt, cụ thể: 1)Kinh doanh truyền hình và nội dung cao cấp; 2) Sản xuất và xuất bản nội dung trên các nền tảng xã hội (Đây là lĩnh vực hoạt động cốt lõi và xuyên suốt của Tập đoàn từ khi thành lập đến nay. Vào 02/2023, Y1Digital “trở về” với đại gia đình YeaH1 và trở thành công ty liên kết của Tập đoàn); 3) Quản lý quảng cáo cho Google (tháng 02/2023, Tập đoàn đã đàm phán và nhận chuyển nhượng 35% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam (“Netlink VN”). Netlink VN là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được cấp bản quyền quản lý đa kênh (MCN) và là Chuyên gia tối ưu hoá quảng cáo của Google. Đây là thế mạnh của Netlink nói riêng và Tập đoàn nói chung trong lĩnh vực kinh doanh mang tính chất đặc thù này); 4) Mua sắm giải trí; 5) Dịch vụ tư vấn quảng cáo và tổ chức sự kiện; 6) Đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất.
Theo đánh giá của HĐQT YEG, năm 2023 là năm thách thức không chỉ riêng với YEG mà còn các doanh nghiệp khác nói chung khi nền kinh tế còn đang đối diện với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Tập đoàn này lạc quan đặt mục tiêu tăng trưởng cao so so với nền thấp của năm 2022.
Kế hoạch tài chính nói trên của Tập đoàn đạt được dựa trên việc tiếp tục đầu tư và mở rộng các mảng kinh doanh nòng cốt, trong đó đáng chú ý là nỗ lực đa dạng hóa nội dung số trên các nền tảng và đưa ra các giải pháp công nghệ tối ưu hóa hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội, mảng kinh doanh nội dung số. Đáng chú ý, YEG cho biết đã và tiếp tục hợp tác với các nhà sản xuất ở thị trường nước ngoài, mang những nội dung đã làm thành công tại Việt Nam để mở rộng sang thị trường các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, YEG cũng hiện hữu và dự phóng những rủi ro. Trong 11 nhóm rủi ro mà YEG nhận diện, nhà đầu tư vẫn chú ý đến rủi ro thay đổi chính sách hoạt động của các nền tảng kỹ thuật số lớn. Theo YEG, một trong những hoạt động kinh doanh của Tập đoàn chủ yếu dựa trên các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới hiện nay là Facebook, Youtube, Google và TikTok. Đặc biệt, sự phát triển như vũ bão của AI từ Quý 4/2022 đến hiện nay.
Theo đó, Tập đoàn dự kiến sẽ đầu tư để sở hữu một số nền tảng riêng biệt. Đồng thời, cho biết với kinh nghiệm sẵn có thì Tập đoàn nên có kế hoạch nhanh chóng, quyết liệt để tạo thế người đi đầu gắn kết chặt chẽ với các nền tảng khi họ bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam cùng nhiều giải pháp ứng phó khác.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng, sở hữu một số nền tảng riêng biệt có sức mạnh và tránh được tầm ảnh hưởng Facebook, YouTube, Google và TikTok… vẫn đã và đang là ẩn số. Ví dụ như chính Giga1 của YEG vẫn chưa cho thấy sức mạnh cụ thể nếu không nói là có phần “mất hút” khiến rủi ro này vẫn sẽ là bài toán khó của YEG trên chặng đường mới.
Có thể bạn quan tâm
ĐHĐCĐ An Phát Holdings 2023: Lợi nhuận sẽ hồi phục trở lại sau 1 năm khó khăn
09:27, 09/05/2023
ĐHĐCĐ OCB: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 đạt 6.000 tỷ đồng
19:04, 28/04/2023
ĐHĐCĐ 2023: Bamboo Capital tích cực tái cấu trúc, quyết tâm đẩy mạnh mảng hạ tầng
16:23, 28/04/2023
ĐHĐCĐ 2023: Với mục tiêu phát triển bền vững, VietCredit nâng cao hiệu quả trong từng hành động
17:27, 27/04/2023
ĐHĐCĐ 2023: Bản Việt đổi tên viết tắt sang BVBank, chuyển sàn niêm yết cổ phiếu
16:00, 26/04/2023
ĐHĐCĐ 2023: Vietbank muốn niêm yết HoSE khi điều kiện thuận lợi
16:00, 26/04/2023
ĐHĐCĐ MB 2023: Tăng vốn điều lệ, tiếp tục nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng
14:35, 25/04/2023