Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành

NGUYỄN GIANG 12/02/2022 02:50

Liên quan tới việc hàng loạt cây xăng tại các địa phương có hiện tượng dừng bán hoặc đóng cửa những ngày qua, một số chuyên gia cho rằng, lỗ hổng trong công tác quản lý hệ thống xăng dầu đang lộ rõ…

>>Thiếu xăng dầu hay lấy cớ để găm hàng?

hihii

Hàng loạt cây xăng tại các địa phương có hiện tượng "treo biển" dừng bán hoặc đóng cửa những ngày qua. Ảnh: KN

Theo đó, lý giải về nguyên nhân xảy ra tình trạng “khan hiếm” xăng dầu hiện nay, Một số chuyên gia cho rằng, đây là chuyện “lạ” trên thị trường. Cụ thể, theo quy định điều hành giá, cấu thành giá bán lẻ đã bao gồm có chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí khác, trong có có cả phí chiết khấu cho đại lý và lợi nhuận của đầu mối ( 300 đồng/lít)….

Vì vậy, không có lý do gì mà đầu mối không chiết khấu cho đại lý bán lẻ. Nếu chiết khấu 0 đồng thì đại lý không bán là đúng, vì họ không có lợi nhuận, thậm chí còn lỗ, vì còn chi phí xe bồn đến lấy hàng, trả tiền lương công nhân, và các chi phí khấu hao cửa hàng…). Còn ở khâu phân phối, Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Công Thương) là đơn vị cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu thì phải nắm rõ các đại lý của các đầu mối.

Theo quy định, đăng ký cấp phép đầu mối là phải có tối thiểu 40 đại lý và 10 cửa hàng trực thuộc; Còn thương nhân phân phối xăng dầu thì phải có 10 đại lý và 5 cửa hàng trực thuộc. Như vậy, thương nhân đầu mối hoặc nhân phân phối xăng dầu nào mà không có hàng hoặc cấp hàng trong hệ thống của mình mà chiết khấu 0 đồng/lít thì cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định sẽ tước hoặc rút giấy phép kinh doanh xăng dầu...

Mới đây, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn kiểm tra cùng các giải pháp để ngăn chặn việc “găm hàng trục lợi”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để không thiếu hụt nguồn cung xăng dầu và đảm bảo an ninh năng lượng, cần có những tính toán, linh hoạt hơn trong điều hành xăng dầu.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, để xảy ra tình trạng khan hàng tại một số cửa hàng xăng dầu tại các tỉnh phía Nam trong thời gian qua là do thiếu tính linh hoạt trong điều hành của Bộ Công Thương.

Chỉ rõ vấn đề này, ông Ngô Trí Long cho hay, thời điểm điều hành giá xăng dầu rơi đúng vào kỳ nghỉ Tết Nhâm dần 2022, nên đã bỏ qua và kéo dài sang chu kỳ kế tiếp là vào ngày 11/2. Thế nên đã xảy ra tình trạng giữ hàng để bán khi giá điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, còn có một số lý do khác như nhà máy lọc dầu tạm ngưng hoạt động...

Tuy nhiên, mọi cái đều có giải pháp nếu nhà điều hành linh hoạt hơn trong thời gian qua”, PGS.TS Ngô Trí Long nói.

>>Kiên quyết xử nghiêm hành vi “găm” xăng dầu trục lợi

hihii

Lực lượng chức năng kiểm tra thực tế mẫu xăng dầu tại một cây xăng ở xã Định Thành, H.Thoại Sơn, An Giang. Ảnh: K.N

Cũng nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, cho rằng, nguồn cung xăng dầu của Việt Nam trong thời gian qua phải khẳng định là vẫn ổn định. Khi có sự cố Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm công suất, mới đặt ra vấn đề về thiếu nguồn cung.

Theo quy định, các doanh nghiệp xăng dầu phải có tích trữ ít nhất 20 ngày. Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, lượng dự trữ ở 2 thành phố này khoảng 30 ngày. Hơn nữa, nhà máy xăng dầu cũng đang gia tăng công suất để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, vẫn còn nguồn xăng từ nhập khẩu.

Việc một số cửa hàng đóng cửa, dừng bán, trước hết vì họ lo lắng giá xăng dầu tăng, trong khi chưa được điều chỉnh giá, càng bán càng lỗ, thậm chí tiếp tục căng thẳng trong thời gian tới. Theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, chúng ta có kỳ hạn điều chỉnh 10 ngày/lần.

Nhưng không may, trong kỳ điều chỉnh vừa qua rơi vào đúng dịp Tết Nguyên đán, nên đến hôm nay 11/2 mới điều chỉnh với thời gian 20 ngày. Trong thời gian đó, giá xăng dầu thế giới tăng lên và như vậy, người kinh doanh chịu lỗ. Nếu càng bán càng lỗ nên họ đóng cửa, dẫn tới thiếu nguồn cung ảo”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.

Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, về nguyên tắc, quy định doanh nghiệp đầu mối phải dự trữ tối thiểu 20 ngày nên nói thiếu xăng dầu là không hợp lý. Việc thiếu xăng xảy ra ở cá biệt một vài địa phương có thể do các đầu mối ở địa phương nhập và dự trữ không đủ. Vì vậy, cần có sự kiểm tra của các cơ quan quản lý, thanh tra để có số liệu thực tế là các doanh nghiệp có thực hiện đúng quy định của nhà nước không về việc dự trữ 20 ngày.

Nguồn cung xăng dầu thời gian tới hoàn toàn có thể trở về bình thường khi các nhà máy tăng công suất lên. Việc nhập khẩu xăng dầu cũng có thể tiến hành nhưng phải đàm phán trước từ 3-6 tháng để đảm bảo giá hợp lý, bởi nếu mua ngay thì giá và chi phí rất cao, chi phí đắt. Về lâu dài, chúng ta cần có quỹ xăng dầu lớn hơn, để trong trường hợp đặc biệt có thể xả quỹ dự trữ, đáp ứng trong thời gian nguồn cung trong nước thiếu hụt như vừa qua. Nguồn dự trự này có thể đáp ứng tiêu dùng ít nhất trong từ 3-6 tháng, thậm chí là 1 năm, mới có thể đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai vững chắc”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nói. 

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, phải được quản lý, điều tiết một cách khoa học, chặt chẽ.

Chính phủ đã ban hành nhiều công cụ quản lý, các cơ chế chính sách pháp luật và giao Bộ Công Thương đủ thẩm quyền để chủ động điều hành thị trường xăng dầu bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng.

“Việc để một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, không bán hàng, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại một số địa phương như phản ánh của dư luận trong thời gian qua thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương”, văn bản nêu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO