Chuyện lạ có thật ở Ninh Thuận: Sở Tài chính phản hồi thông tin có “đầy đủ và chính xác”?

Diendandoanhnghiep.vn Nội dung bài báo “chưa hoàn toàn phản ánh đúng sự thật” việc tranh chấp về giá nước giữa Công ty Cấp nước Ninh Thuận với Công ty Cấp nước Đông Mỹ Hải.

>>Chuyện lạ có thật tại Ninh Thuận

Đó là kết luận của Sở Tài chính trong văn bản cung cấp thông tin liên quan đến Công ty TNHH Cấp nước Đông Mỹ Hải mà Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận yêu cầu.

“Chưa hoàn toàn phản ánh đúng sự thật” thì sai ở đâu?

Sau loạt bài viết 3 kỳ “Chuyện lạ có thật ở Ninh Thuận” đăng trên Diễn đàn Doanh nghiệp online, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu Sở Tài chính cung cấp thông tin về nội dung mà Diễn đàn Doanh nghiệp đã phản ánh.

Theo nội dung phản hồi của Sở Tài chính Ninh Thuận “Theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Bộ trường Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu “Trường hợp giá tiêu thụ nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định (hoặc phê duyệt) thấp hơn phương án giá nước sạch do các đơn vị cấp nước lập đã được Sở Tài chính thẩm định theo các nguyên tắc tính đúng, tính đủ quy định trên đây thì hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương hoặc có cơ chế hỗ trợ hợp lý phù hợp với thẩm quyền và các quy định của pháp luật để bảo đảm cho các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sạch bù đắp đủ chi phí, tiến hành sản xuất kinh doanh bình thường, trừ trường hợp nước sạch được sản xuất từ các dự án nước sạch được đầu tư theo phương thức BOT”.

Công ty TNHH Cấp nước Đông Mỹ Hải đang phải gánh khoản nợ khống lên đến 13 tỷ đồng

Công ty TNHH Cấp nước Đông Mỹ Hải đang phải gánh khoản nợ khống lên đến 13 tỷ đồng

Thực tế với Giá bán lẻ bình quân 9.114 đồng/m3 (theo Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh) không thấp hơn Giá bán buôn nước sạch sinh hoạt (theo giá tạm thời tại Quyết định số 72/QĐ STC ngày 01/10/2019 và Công văn số 1788/STC-QLGCSĐT ngày 22/6/2020 của Sở Tài chính) chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 6.000 đồng/m3 do Công ty Cổ phần Cấp nước Ninh Thuận (Cty CPNT) cung cấp cho Công ty TNHH Cấp nước Đông Mỹ Hải (Cty ĐMH).

Đồng thời, Bản án phúc thẩm số 88/2022/KDTM-PT về việc tranh chấp Hợp đồng dịch vụ cấp nước của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án vào ngày 20/12/2022 đã thể hiện đầy đủ và đúng sự thật về mặt pháp luật.”

Vậy sự thật ở đâu?

Từ năm 2018, Công ty CPNT có Giám đốc mới, bắt đầu xảy ra việc tranh chấp giá bán buôn nước sạch giữa 02 doanh nghiệp, đã kéo dài hơn 04 năm nay.

Cụ thể, đầu tháng 06/2018, vừa nhận chức Giám đốc Cty CPNT thì cuối tháng 6/2018, ông Đinh Ẩn, Giám đốc Cty CPNT mời đại diện Cty ĐMH làm việc và thông báo chấm dứt Hợp đồng đã ký (với đơn giá bán buôn đang thực hiện theo Phụ lục số 03/2017/PL-HĐ: 2.845đ/m3), và đơn phương quyết định tăng giá bán buôn nước sạch bán cho Cty ĐMH lên 7.000đ/m3 (tăng 245%) đúng bằng giá 02 doanh nghiệp bán lẻ cho các hộ dân theo Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 30/06/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận quy định. Không những vậy, từ tháng 07/2018, Cty CPNT đơn phương phát hành hóa đơn thu tiền tiêu thụ nước với đơn giá 7.000đ/m3(cho đến nay). Và những điều kiện vô lý đã bị Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh bác bỏ tại Bản án phúc thẩm số 88/2022/KDTM-PT tuyên án vào ngày 20/12/2022.

Nếu dựa theo Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 thì Sở Tài chính Ninh Thuận đã thực sự tôn trọng, thực hiện nguyên tắc “tự thỏa thuận” giữa 02 doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Giá bán buôn nước sạch, Điều 7 Thông tư liên tịch này”.  Sở dĩ bên cạnh việc phải tính đúng, tính đủ chi phí cấu thành giá bán buôn… còn phải tiến hành “tự thỏa thuận” giữa 02 doanh nghiệp, mang tính nguyên tắc, do giá bán lẻ nước sạch, đầu ra bị khống chế bởi giá bán lẻ thống nhất theo quy định của Tỉnh, nên 02 doanh nghiệp phải tính toán thương thảo để đảm bảo trên tinh thần đủ trang trãi chi phí, có lãi định mức, không để Cty ĐMH hoạt động bị lỗ…” theo Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNVPTNT quy định.

Về phương pháp, cách tính, số liệu đưa vào làm cơ sở tính toán của Sở Tài chính chỉ căn cứ số liệu từ một phía từ Cty CPNT liệu có phù hợp về nguyên tắc kế toán xây dựng giá bán buôn tạm thời 6.000 đ/m3?. Tức Sở không quan tâm, dựa vào cơ sở số liệu trong phương án giá thành tiêu thụ nước sạch đã được UBND tỉnh ban hành đang thực hiện; và số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm của Công ty ĐMH để đưa vào tính toán, cân đối đảm bảo trên tinh thần không để Công ty ĐMH hoạt động bị lỗ…?

Trự sở Công ty Cổ phần Cấp nước Ninh Thuận

Trự sở Công ty Cổ phần Cấp nước Ninh Thuận

Căn cứ vào Quyết định số 72/QĐ-STC ngày 01/10/2019 của Sở Tài chính về công bố giá bán buôn nước sạch tạm thời 6.000đ/m3- sau khi trừ số tiền Công ty ĐMH đã thanh toán theo đơn giá 2.845đ/m3; Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 88/2022/KDTM-PT ngày 20/12/2022của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên: buộc Công ty ĐMH phải thanh toán tiền nước cho Cty CPNT: 11.767.030.321đồng – chưa VAT; tiền lãi chậm thanh toán là: 1.560.308.220 đồng; tiền Thuế VAT là 1.081.045.200 đồng. Vậy đã lỗ chưa?, Công ty ĐMH phải gánh khoản nợ khống lên đến hơn 13 tỷ đồng (thu nhập 10 năm của Cty ĐMH không đủ thanh toán số tiền 01 năm tăng thêm để thi hành án)!.

Nói về Giá bán lẻ bình quân 9.114 đồng/m3” mà Sở Tài chính nêu Tại Quyết định 50/2012/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh … Trong đó, có quy định biểu giá nước sạch cho các đối tượng khác nhau, thấp nhất là giá bán cho các hộ nghèo, và các gia đình chính sách là 5.000,đ/m3…, giá bán cho hộ dân cư là 7.000,đ/m3, các đối tượng còn lại (Hành chính sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh)  đều cao hơn…. Tuy nhiên, tại khoản 1, Điều 7- Phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch cho từng mục đích sử dụng (trong đó có giá bán buôn) Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT cũng quy định : “không cao hơn giá bán lẽ do cấp có thẩm quyền quy định”.

Rõ ràng, trong Quyết định 72/QĐ-STC của Sở Tài chính về giá bán buôn tạm thời là 6.000,đ/m3 (chưa VAT) – nếu có VAT: 6.300,đ/m3, trong khi theo Quyết định 50//2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh: giá bán cho các hộ nghèo, và các gia đình chính sách là 5.000,đ/m3. Như vậy, đơn giá bán buôn tạm tính theo Quyết định 72/QĐ-STC của Sở Tài chính là không đúng theo Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 và với Quyết định 50//2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Ngoài ra, về tình hình dân cư thực tế tại Phân vùng cấp nước của Công ty TNHH Cấp nước Đông Mỹ Hải: Khoảng trên 50.000 dân, là Khu dân cư ven biển, với trên tỷ lệ 98% dân cư là nông dân, ngư dân, hộ nghèo. ( Công văn 396/BC-UBND ngày 18-12-2020 của UBND tỉnh ). Vậy Giá bán lẻ bình quân 9.114 đồng/m3” mà Sở Tài chính nêu đã bình quân chưa?.

Những câu hỏi và phân tích trên xin gửi đến Sở Tài chính Ninh Thuận.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện lạ có thật ở Ninh Thuận: Sở Tài chính phản hồi thông tin có “đầy đủ và chính xác”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714494649 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714494649 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10