Cơ chế đấu thầu cần nghiên cứu kỹ về pháp lý và xã hội

Phương Thanh 20/01/2022 04:00

Cơ chế đấu thầu sẽ bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, giúp thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cơ chế đấu thầu đảm bảo tính bền vững

Trong thời gian qua Chính phủ đã có những cơ chế áp dụng cho các dự án phát điện sử dụng nguồn Năng lượng tái tạo (NLTT) như: cơ chế khuyến khích phát triển điện gió theo giá FIT tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg; điện mặt trời theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, hay đối với điện sinh khối theo Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg ngày 05/03/2020. Nhờ các cơ chế khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ, điện NLTT tại Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc, tổng công suất lắp đặt nguồn NLTT lên đến 21.549 MW chiếm 28% tổng công suất lắp đặt của toàn bộ hệ thống điện là 77.982 MW. Trong đó, công suất lắp đặt của điện mặt trời là 8.872 MW, điện mặt trời áp mái là 7.755 MW và điện gió là 4.596 MW. Cơ chế giá FIT áp dụng cho các dự án phát triển NLTT đã tạo động lực cho thị trường có những bước phát triển nhanh và mạnh.

Nội dung Toạ đàm giới thiệu các kết quả nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật, kinh tế xã hội và pháp lý trong việc triển khai cơ chế đấu thầu

Nội dung Toạ đàm giới thiệu các kết quả nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật, kinh tế xã hội và pháp lý trong việc triển khai cơ chế đấu thầu

Tuy nhiên, thực tiễn cũng bộc lộ số một vấn đề như sau: Chủ đầu tư các dự án phát điện sử dụng nguồn NLTT được lựa chọn thông qua hình thức giao trực tiếp bởi cơ quan có thẩm quyền là (i) Thủ tướng Chính phủ hoặc (ii) UBND cấp tỉnh, tuỳ theo thẩm quyền. Phần lớn các dự án do địa phương chấp thuận chủ trương đầu tư nên dẫn đến tình trạng hiện nay có sự mất cân đối nguồn phát điện ở các vùng miền.

Bên cạnh đó, sự phát triển thiếu đồng bộ giữa nguồn và lưới truyền tải công tác vận hành, điều độ thị trường điện gặp nhiều khó khăn yêu cầu nâng cấp hệ thống lưới điện thông minh theo thời gian thực. Cùng với các điểm bất lợi do đại dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng điện giảm, dẫn đến tồn tại các thời điểm việc cắt giảm công suất phát của các nhà máy điện xảy ra nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống điện.

Giá mua điện cố định (giá FIT) đối với dự án phát điện nguồn NLTT “chưa thúc đẩy việc xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh” như nhận định tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (“Nghị quyết 55”).

Do đó để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển năng lượng tái tạo một cách bền vững, Chính phủ đang nghiên cứu quy định về cơ chế phát triển dự án điện mặt trời nổi, dự án điện mặt trời mặt đất, dự án điện mặt trời mái nhà, dự án điện gió trên bờ (sau đây xin gọi tắt là cơ chế đấu thầu) nhằm tiếp tục duy trì sự phát triển của thị trường và “bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo tầm nhìn của Nghị quyết 55 đến năm 2045.

Tạo hành lang pháp lý cho cơ chế đấu thầu  

Trong bối cảnh đó, mới đây Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) đã tổ chức Buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo”. Nội dung Toạ đàm giới thiệu các kết quả nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật, kinh tế xã hội và pháp lý trong việc triển khai cơ chế đấu thầu phát triển các dự án NLTT ở Việt Nam.

Phân tích về lợi ích của cơ chế đấu thầu, TS. Nguyễn Hồng Phương – Chuyên gia hệ thống điện VIETSE đã chỉ ra những yếu tố khả quan sẽ mang lại cho việc phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam, gồm duy trì một quy trình cạnh tranh cho việc đầu tư NLTT với chi phí tối ưu, kết hợp các mục tiêu NLTT của quốc gia và triển khai thực hiện đồng bộ với kế hoạch mở rộng lưới điện. Đồng thời trong quy trình có thể xây dựng một bộ tiêu chí xếp hạng bao gồm tiềm năng kỹ thuật, khả năng phát điện tái tạo và khả năng sử dụng đất với các chỉ số liên quan được phân tích theo các mục tiêu kinh tế; có khả năng điều chỉnh công suất linh hoạt sau mỗi đợt đấu giá.

Ngoài những giải pháp kỹ thuật mà PGS. TS. Nguyễn Hồng Phương đã nêu, TS. Lê Duy Bình – Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica, cũng đã những phân tích đánh giá đồng lợi ích của các bên liên quan (Bộ Công Thương, UBND tỉnh/thành phố, các đơn vị mua điện và nhà đầu tư) trong việc phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo như những lợi ích về ngân sách trung và dài hạn; đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương; phát triển cơ sở hạ tầng và cộng đồng; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất và tài nguyên cũng như là đóng góp vào mục tiêu chung về giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.

Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, có nhu cầu sử dụng điện gia tăng ổn định qua từng năm, do vậy Việt Nam là một điểm đến vô cùng tiềm năng cho các nhà đầu tư NLTT. Nhưng, để duy trì sức hấp dẫn của thị trường và động lực của các nhà đầu tư, Việt Nam cần có khung chính sách và cơ chế phát triển ổn định, được duy trì liên tục. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước như Anh, Đức, Ấn Độ, chuyển hướng từ áp dụng cơ chế giá cố định FIT sang cơ chế đấu thầu, giá bán điện năng lượng tái tạo cạnh tranh. Các cơ chế này sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh, minh bạch của thị trường, đồng thời kiểm soát được giá và công suất phát từ nguồn NLTT. Bên cạnh đó, việc để tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải là một phương án hợp lý để huy động nguồn vốn phát triển lưới điện.

Tuy nhiên để thực hiện việc này một cách hiệu quả và tránh được rủi ro ảnh hưởng đến anh ninh lưới điện, Việt Nam cần xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng và công bố quy hoạch lưới điện truyền tải cho phép tư nhân đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu từ sau 2023?

    Các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu từ sau 2023?

    03:30, 23/09/2020

  • Nghiên cứu cơ chế đấu thầu, xác định giá với dự án điện gió chậm tiến độ

    Nghiên cứu cơ chế đấu thầu, xác định giá với dự án điện gió chậm tiến độ

    18:28, 30/09/2021

  • Sẵn sàng cơ chế đấu thầu năng lượng tái tạo

    Sẵn sàng cơ chế đấu thầu năng lượng tái tạo

    02:00, 25/12/2021

  • Cơ chế đầu thầu dành cho giá điện mặt trời

    Cơ chế đầu thầu dành cho giá điện mặt trời

    04:00, 24/11/2019

Có thể bạn quan tâm

  • Đẩy nhanh cơ chế mới đảm bảo phát triển thị trường điện cạnh tranh (Bài 2)

    Đẩy nhanh cơ chế mới đảm bảo phát triển thị trường điện cạnh tranh (Bài 2)

    04:00, 14/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ chế đấu thầu cần nghiên cứu kỹ về pháp lý và xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO