Cơ chế nào cho địa phương đầu tư cao tốc: Chia sẻ rủi ro

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay, chưa có chính sách đầy đủ phù hợp và chưa có chính sách chia sẻ rủi ro đủ mạnh giữa Nhà nước và nhà đầu tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

LTS: Chủ trì cuộc họp về chủ trương xây dựng đường cao tốc 2021-2025 và định hướng tới năm 2030 Thủ tướng Chính phủ cho rằng xây dựng các tuyến đường cao tốc cần hài hòa giữa các vùng miền nhưng tập trung cho những vùng động lực; không trông chờ, ỷ lại vào ngân sách. Thủ tướng đồng ý với đề xuất "quốc lộ, cao tốc của tỉnh nào nên để tỉnh đó đầu tư".

p/Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64km, tổng mức đầu tư 12.189 tỷ đồng. Đây là dự án PPP cao tốc đầu tiên trong cả nước chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Lạng Sơn

Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64km, tổng mức đầu tư 12.189 tỷ đồng. Đây là dự án PPP cao tốc đầu tiên trong cả nước chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Lạng Sơn

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tới đây sẽ thực hiện phân cấp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Theo đó, quốc lộ, cao tốc đi qua tỉnh nào thì giao tỉnh đó làm chủ đầu tư.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang cho rằng: Khi địa phương đảm nhiệm vai trò làm cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai. Điển hình là các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, khó khăn trong quá trình thi công như nguồn vật liệu, thuộc thẩm quyền của địa phương nên đều được giải quyết rất nhanh. Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng thường xuyên kiểm tra đôn đốc đảm bảo thực hiện đúng tiền độ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP) cho rằng, để đảm nhiệm vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại các dự án đầu tư cao tốc, quốc lộ theo hình thức PPP, các địa phương phải hội tụ đủ nguồn lực triển khai chứ không phải địa phương nào cũng có thể được giao. “Sắp tới, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu để tham mưu Chính phủ xây dựng các tiêu chí cụ thể về việc phân cấp, ủy quyền cho từng địa phương làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở các dự án cao tốc triển khai theo hình thức PPP”, ông Huy chia sẻ.

Vướng mắc hiện nay khi phân cấp cho địa phương làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án PPP là phần vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương tham gia vào dự án. Bởi, trong Luật Ngân sách quy định rõ, ngân sách Trung ương sẽ chi cho các dự án do Trung ương đầu tư, còn các dự án do địa phương thực hiện sẽ dùng ngân sách của địa phương.

Bên cạnh đó, muốn dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ dự án PPP cao tốc do địa phương làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ vướng quy định của Luật Ngân sách. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc, sắp tới, Chính phủ sẽ phải trình Quốc hội ban hành nghị quyết riêng nhằm thực hiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ chế nào cho địa phương đầu tư cao tốc: Chia sẻ rủi ro tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711625079 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711625079 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10