Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 2): Các nhà băng đã sẵn sàng ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Từ 3-5 năm tới, có 82,5% ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%; 58,1% ngân hàng kỳ vọng hơn 60% khách hàng sử dụng kênh số...

Việt Nam đang đặt mục tiêu cao về kinh tế số và đã có nhiều chương trình để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số. Các ngân hàng đã rất tích cực đi đầu trong cuộc chuyển đổi - theo đánh giá của World Bank (ảnh minh họa: HDB)

Việt Nam đang đặt mục tiêu cao về kinh tế số và đã có nhiều chương trình để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số. Các ngân hàng đã rất tích cực đi đầu trong cuộc chuyển đổi - theo đánh giá của World Bank (ảnh minh họa: HDB)

>>> Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 1): Xu thế tất yếu của kinh tế số

Là một quốc gia có độ mở kinh tế rất lớn nên nền kinh tế rất nhạy cảm với sự chuyển dịch của kinh tế thế giới. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với phát triển kinh tế. Việt Nam không nắm bắt được cơ hội phát triển kinh tế số, tụt lại về công nghệ sẽ là trở ngại rất lớn trong việc thực hiện những mục tiêu về phát triển kinh tế đã đề ra.

Kinh tế số đã được Đảng ta nhận thức là một vấn đề mang tính cốt lõi, đem đến cả cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế và quyết tâm đưa kinh tế số Việt Nam trở thành động lực tăng trưởng với mục tiêu định lượng cụ thể “đến năm 2025, kinh tế số phải đạt khoảng 20% GDP; với việc đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội phải đạt bình quân trên 6,5%/năm, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng phải đạt khoảng 45%. Đến năm 2030, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt 50%”.

Để hiện thực hóa các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách kịp thời, phù hợp, quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia. "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đã xác định mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI) và 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII) đến năm 2025 và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về cả 2 chỉ số này đến năm 2030.

>>> Thay đổi toàn diện thương mại điện tử Việt Nam và điểm sáng thanh toán số

Thực hiện chỉ đạo Chính phủ về chuyển đổi số, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều quyết định để thực hiện, cụ thể như các quyết định ban hành Kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0; ban hành Kế hoạch của NHNN triển khai Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN giai đoạn 2021-2025; phê duyệt kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Giao dịch tại Ngân hàng Live Bank 24/7 của TPBank

Giao dịch tại Ngân hàng Live Bank 24/7 của TPBank

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động ngân hàng đã diễn ra theo chiều hướng rất tích cực cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập toàn cầu. Quá trình điện tử hóa, số hóa hoạt động ngân hàng đã đem lại những dịch vụ mới như ATM, thẻ tín dụng, các ứng dụng trên website, trên điện thoại, robot tư vấn… và đang dần bắt kịp với những dịch vụ hiện đại nhất của thế giới.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tới cuối năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua di động tăng tới hơn 1.111,2% và 4.049,1% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ sống của tất cả các ngân hàng.

Theo kết quả khảo sát của NHNN vào tháng 9/2020, có 95% số ngân hàng đã và đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 39% số ngân hàng đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin; 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số…

Trong chiến lược chuyển đổi số, đa số (88%) các ngân hàng đều lựa chọn chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách hàng (front-end) và nghiệp vụ nội bộ (back-end) hoặc số hóa toàn bộ; số ít ngân hàng (6%) dự kiến chỉ số hóa kênh giao tiếp khách hàng (front-end only). Từ 3-5 năm tới, có 82,5% ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%; 58,1% ngân hàng kỳ vọng hơn 60% khách hàng sử dụng kênh số và 44,4% ngân hàng kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt mức hơn 50%...

Kỳ 3: Mô hình của ngân hàng số

(* Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Kiên, Dương Quốc Anh, Đào Minh Thắng, Trần Văn)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 2): Các nhà băng đã sẵn sàng ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714103035 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714103035 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10