Cơ hội hợp tác mới Việt Nam - Italy

Diendandoanhnghiep.vn Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm ký kết Đối tác Chiến lược, Italy đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.

 >> "Cú hích" mới cho quan hệ thương mại Việt Nam - Italy

Không chỉ dừng ở đó, tiềm năng hợp tác song phương vẫn còn rất lớn trong năm 2024 và xa hơn nữa, như nhận xét của ông Francesco Arcuri, Phó Đại sứ - Trưởng bộ phận Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Italy tại Việt Nam, trong cuộc trao đổi với DĐDN.

ông Francesco Arcuri, Phó Đại sứ - Trưởng bộ phận Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Italy tại Việt Nam

Ông Francesco Arcuri, Phó Đại sứ - Trưởng bộ phận Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Italy tại Việt Nam

Thưa ông, đâu là những lĩnh vực có thể mang lại cơ hội rộng mở cho thương mại song phương giữa Việt Nam và Italy trong năm 2024?

Luồng thương mại giữa Italy và Việt Nam hiện tương đối đa dạng và liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trong chuỗi giá trị của cả hai nước. Ví dụ như máy móc chiếm hơn 31% kim ngạch xuất khẩu của Italy sang Việt Nam, tiếp theo là các sản phẩm hóa chất, dược phẩm, quần áo, đồ nội thất và linh kiện điện. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Italy bao gồm các sản phẩm điện tử, hàng nông sản và dệt may.

Những lĩnh vực này đã tạo “xương sống” cho quan hệ thương mại Việt Nam - Italy và có thể mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho thương mại song phương trong tương lai gần. Theo tôi, chế biến thực phẩm là một trong số các lĩnh vực đầy tiềm năng trong quan hệ thương mại song phương.

Ngoài những lĩnh vực nói trên, còn có một số lĩnh vực công nghệ cao mang đến những cơ hội thú vị để mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế, như nông nghiệp thông minh, hàng không vũ trụ và hơn hết là chuyển đổi năng lượng.

Khu vực tư nhân của Italy cũng sẵn sàng tham gia vào quá trình hướng tới Net Zero của Việt Nam như đã cam kết tại COP26, trong đó ưu tiên tăng cường sự sẵn sàng của Việt Nam cho quá trình chuyển đổi năng lượng thông qua đầu tư mới và chia sẻ công nghệ.

Chính phủ Italy có những sáng kiến gì nhằm hỗ trợ và thúc đẩy thương mại song phương với Việt Nam, thưa ông?

Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới và là thị trường ưu tiên cho các chính sách quốc tế hóa kinh doanh do Chính phủ Italy thực hiện.

Việt Nam là đối tác thương mại chính của Italy trong số các nước ASEAN, với kim ngạch đạt đỉnh 6,2 tỷ USD vào năm 2022, trong khi Italy cũng là nhà cung cấp thứ hai của Việt Nam tại EU. Về đầu tư, hơn 150 công ty của chúng tôi đang hoạt động thành công tại Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ ô tô đến dệt may, từ năng lượng đến sản xuất, chưa kể tới công nghiệp sáng tạo.

Về mặt thể chế, hai nước đã kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược vào năm 2023 và thiết lập một số cơ chế hợp tác kinh tế. Trong số này, quan trọng nhất là Ủy ban Kinh tế hỗn hợp.

>> Italy sẽ ưu tiên vào đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Italy ngày càng có chiều sâu và hiệu quả nhờ các hoạt động tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa các địa phương và vùng lãnh thổ. Gần đây nhất, đó là chuyến thăm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương vào đầu tháng 10 của Chủ tịch vùng Lombardia của Italy và phái đoàn các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu.

Tuy nhiên, mối quan tâm của Italy đối với Việt Nam còn vượt xa các hợp tác thương mại thông thường. Hai nước đã ký Chương trình Hợp tác Khoa học và Công nghệ và hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực xác định các dự án nghiên cứu chung cho giai đoạn 2024-2026, tập trung vào các lĩnh vực có lợi ích chung như nông nghiệp, hàng không vũ trụ, khí hậu bền vững.

Italy là một cường quốc về kinh tế sáng tạo. Việt Nam có thể học hỏi được gì khi Việt Nam cũng nhiều tiềm năng, thế mạnh về lĩnh vực này, thưa ông?

Các lĩnh vực văn hóa và sáng tạo là động lực quan trọng cho tăng trưởng và đổi mới. Ở Italy, kết nối giữa công nghiệp và học thuật là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của một nền kinh tế sáng tạo vững chắc, đặc biệt là ở phía Bắc đất nước.
Ví dụ, trung tâm thiết kế ở thành phố Milan có các trường đại học và tổ chức nghiên cứu đóng vai trò thiết yếu trong việc thu hút cộng đồng các nhà thiết kế sáng tạo, những người bị thu hút đến học tập, sinh sống và thành lập doanh nghiệp của họ trong môi trường phù hợp.

Tôi cho rằng Việt Nam đã có đủ tiềm năng để phát triển nền kinh tế sáng tạo hiện đại và vững chắc, trở thành đối tác đặc quyền của Italy trên một số lĩnh vực. Ví dụ như ngành công nghiệp thời trang, tay nghề thủ công của các thợ may, nghệ nhân Việt Nam đã và đang nổi tiếng khắp thế giới. Đồng thời, ngành này đang đóng vai trò quan trọng trong thương mại song phương.

Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu giày dép, nguyên liệu dệt may từ Việt Nam đạt hơn 764 triệu USD (chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Italy), trong khi nguyên liệu dệt may là thành phần lớn thứ ba trong xuất khẩu của chúng tôi sang Việt Nam. Do đó, tôi cho rằng ngành thời trang là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất mà hai bên thúc đẩy hợp tác.

Di sản là một lĩnh vực khác mà mối quan hệ song phương có triển vọng phát triển hơn nữa. Hai nước được cả thế giới biết đến nhờ nền văn hóa phong phú và sự độc đáo của di sản văn hóa. Italy có rất nhiều điều có thể chia sẻ cho Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, một lĩnh vực không chỉ đòi hỏi các cơ hội thương mại mà còn cả hợp tác công nghệ và văn hóa.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội hợp tác mới Việt Nam - Italy tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714361117 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714361117 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10