Italy rút khỏi Sáng kiến BRI, điều gì đang diễn ra?

Diendandoanhnghiep.vn Italia đã chính thức thông báo cho Trung Quốc quyết định rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

>>  3 điều rút ra từ thượng đỉnh Vành đai và Con đường 2023

Thủ tướng

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni thông báo rút khỏi BRI

Bước đi "táo bạo" của Italy

Cụ thể, Italy, quốc gia G7 duy nhất tham gia BRI sẽ rút khỏi Sáng kiến này khi thỏa thuận hết hạn vào tháng 3/2024. Được biết, đây là một trong những cam kết được Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đưa ra trong thời gian bà tranh cử năm ngoái, trong bối cảnh có nhiều phàn nàn rằng thỏa thuận mà chính phủ tiền nhiệm ký với Trung Quốc vào năm 2019 đã mang lại rất ít lợi ích cho nền kinh tế Italy.

Tuy nhiên, bà Meloni nhấn mạnh rằng Rome vẫn sẽ duy trì mối quan hệ tốt với Bắc Kinh sau khi rút khỏi Sáng kiến. “Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cải thiện sự hợp tác với Trung Quốc về thương mại, kinh tế,” bà Meloni nói với các phóng viên trong bình luận công khai đầu tiên về vấn đề này.

Sự mất cân bằng thương mại giữa Italy và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu 26,9 tỷ USD hàng hóa Italy vào năm ngoái, tăng nhẹ so với 21,4 tỷ USD vào năm 2019. Ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang Italy đã tăng mạnh từ 33,5 tỷ USD lên 50,5 tỷ USD trong cùng kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin tức FanPage của Italy vào đầu năm nay, Đại sứ Trung Quốc tại Italy Jia Guide cho rằng một quyết định “liều lĩnh” rút khỏi Sáng kiến BRI sẽ có tác động “tiêu cực” đến việc hợp tác giữa hai nước.

Các nhà lãnh đạo Italy dường như muốn điều hướng việc rút khỏi thỏa thuận BRI một cách cẩn thận, với việc Thủ tướng Meloni liên tục gợi ý rằng có thể duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc ngoài kế hoạch Vành đai và Con đường. Trước đó, bà cũng phủ nhận tin đồn rằng Mỹ đã gây áp lực buộc bà phải từ bỏ việc tham gia sáng kiến BRI.

Ông Marc Julienne, chuyên gia đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp ở Paris, cho biết: “Đối với Trung Quốc, đó chắc chắn là một sự lạnh nhạt khi nước này vừa kỷ niệm 10 năm Sáng kiến BRI.

Nhận định về vấn đề này, ông Philippe Le Corre, thành viên cấp cao tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội Châu Á ở Mỹ cho biết: "Vấn đề chính là sự thất vọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Italy trước việc các dự án do Trung Quốc thực hiện không được chuyển giao".

Ông cho biết thêm, "Trung Quốc đã từng là một nước ngoại lệ nhưng điều đó hiện không còn đúng nữa. Rome hiện đang có chung quan điểm của Brussels, đó là coi Trung Quốc là "đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra thận trọng khi được hỏi về việc Italy rút khỏi BRI trong cuộc họp báo thường kỳ. Người phát ngôn Wang Wenbin cho biết: “Trung Quốc kiên quyết phản đối các nỗ lực bôi nhọ và phá hoại hợp tác Vành đai và Con đường hoặc gây ra sự đối đầu và chia rẽ giữa các khối”.

Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ không có phản ứng mạnh mẽ với việc Italy rút khỏi BRI khi thái độ gay gắt vào thời điểm hiện tại sẽ không có lợi. Với những khó khăn kinh tế của Trung Quốc, quốc gia này khó có thể thực hiện "ăn miếng trả miếng" với châu Âu, điều này có thể gây nguy hiểm cho việc tiếp cận thị trường châu Âu, cũng như làm giảm sức hấp dẫn của nước này đối với các nhà đầu tư của khối.

Nhưng về lâu dài, mối quan hệ Italy - Trung Quốc có thể rơi vào trạng thái "đóng băng". Ông Le Corre cho biết: “Bắc Kinh hiện rõ ràng đang tập trung vào Đức và Pháp, và quyết định của Italy có thể đưa quốc gia này lại gần hơn với Mỹ."

>>  Định hướng mới của Trung Quốc về sáng kiến Vành đai và Con đường

Sáng kiến BRI

Tuyến đường Hàng hải và Đường bộ trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc

Tác động đến quan hệ Trung Quốc - EU

Bên cạnh đó, việc Italy rút khỏi BRI được cho là dấu hiệu mới nhất cho thấy thái độ cứng rắn hơn của châu Âu đối với Bắc Kinh và tham vọng toàn cầu của nước này. Tin tức về việc Rome rút lui khỏi BRI được đưa ra khi phái đoàn gồm các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu đến Bắc Kinh để tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên giữa EU và Trung Quốc sau 4 năm.

Cuộc gặp được các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc coi là cơ hội quan trọng để xoa dịu mối quan hệ đang gây tranh cãi với châu Âu, điều mà Bắc Kinh tiếp tục coi là đối trọng tiềm năng chính trong cuộc cạnh tranh với Mỹ.

Theo thông tin chính thức của Trung Quốc, ông Tập nói với các nhà lãnh đạo EU rằng: “Chúng ta không nên coi nhau là đối thủ chỉ vì hệ thống của chúng ta khác nhau, giảm hợp tác vì tồn tại sự cạnh tranh hoặc tham gia đối đầu vì có những bất đồng”.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đã trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường về thâm hụt thương mại giữa các nền kinh tế của khối và sự cạnh tranh không lành mạnh, trong khi ông Lý kêu gọi EU “thận trọng” trong việc sử dụng các biện pháp siết chặt xuất nhập khẩu đối với Trung Quốc.

Ông Noah Barkin, chuyên gia phân tích về quan hệ châu Âu-Trung Quốc của công ty nghiên cứu Rhodium Group và tổ chức tư vấn German Marshall Fund của Mỹ nhận định: “Đây là bước thụt lùi mới nhất của Bắc Kinh trong quan hệ với châu Âu”.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Italy rút khỏi Sáng kiến BRI, điều gì đang diễn ra? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714413555 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714413555 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10