Cơ hội từ hệ sinh thái lưu thông thông minh

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông trong dài hạn, hệ sinh thái lưu thông thông minh hứa hẹn trở thành “miếng bánh” khổng lồ cho các doanh nghiệp khai thác.

Để hình thành hệ sinh thái lưu thông thông minh, chúng ta không chỉ cần những chiếc xe thông minh, mà còn cần đường xá thông minh, đậu xe thông minh, phương tiện công cộng thông minh, và rất nhiều thứ khác nữa.

VÌ SAO PHẢI CÓ “THÔNG MINH”?

Bill Ford, cháu nội của Henry Ford, được xem là người khởi xướng dẫn đầu xu hướng lưu thông thông minh. Năm 2009, ông đồng sáng lập Fontinalis Partners- một quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào những startup thúc đẩy việc di chuyển hiệu quả, có những dự án nổi bật như Lyft, Life360, và Telogis.

Trong bài nói chuyện TedTalk năm 2011, Bill Ford đã giới thiệu tầm nhìn về một “hệ thống lưu thông tích hợp”, trong đó toàn bộ hệ thống giao thông sẽ tương tác với nhau thông qua dữ liệu thời gian thực, để tạo ra một dòng chảy lưu thông xuyên suốt và tối ưu. Hệ thống sẽ tự phân bổ những chiếc xe điện tự lái vào các tuyến đường phù hợp, giải quyết vấn đề thời gian di chuyển, nhiên liệu tiêu thụ, khí thải và an toàn.

Từ đó đến nay, từ khóa “lưu thông thông minh” trở thành điểm nóng cho cả các chính phủ và các startup, như môt nỗ lực để chống lại tình trạng quá tải giao thông ngày càng leo thang.

Theo báo cáo của hãng chiến lược toàn cầu McKinsey năm 2019, các nhà đầu tư đã rót khoảng 220 tỷ USD vào tổng cộng hơn 1,100 giải pháp lưu thông từ năm 2010. Trong đó 100 tỷ USD được giải ngân từ giữa năm 2016 trở đi, cho thấy dòng tiền đổ vào hệ sinh thái mới này có tốc độ ngày càng nhanh.

Những trạm sạc ô tô điện (electric vehicle charging station) của VinFast xây dựng tại trung tâm thương mại tại Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.

Những trạm sạc ô tô điện (electric vehicle charging station) của VinFast xây dựng tại trung tâm thương mại tại Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Sau bài phát biểu TedTalk một năm, vào năm 2012, Bill Ford cho ra mắt “Bản thiết kế về lưu thông”. Trong đó vạch ra lộ trình chuyển đổi một hệ thống giao thông cổ điển thành một hệ thống lưu thông tích hợp, gồm 3 chặng:

Chặng 1- Ngắn hạn (5 năm): Thúc đẩy mô hình đi chung xe, các ứng dụng gọi xe và phát triển các tính năng xe thông minh.

Chặng 2 - Trung hạn (10 năm): Phát triển khả năng giao tiếp giữa các xe và hệ thống hạ tầng thông qua đám mây, tạo thành một bản đồ thời gian thực cho lưu thông.

Chặng 3 - Dài hạn (13 năm+): Sử dụng bản đồ để điều tiết lưu thông, tích hợp toàn diện hệ thống giao thông- gồm người đi bộ, xe đạp, xe cá nhân và các phương tiện công cộng - giúp lưu thông được tự động hóa và tối ưu hóa.

Hiện nay, chúng ta đang ở đâu đó trên chặng trung hạn với sự bùng nổ của những hệ thống xe điện tự hành, sự phổ cập của những ứng dụng gọi xe và đi chung xe. Công nghệ 5G hứa hẹn khả năng tương tác giữa các hệ thống, các giải pháp AI giúp hệ thống tích hợp hoạt động đồng bộ với nhau.
Một hệ sinh thái thế này gồm rất nhiều người chơi đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Cụ thể, McKinsey nói đến 4 chức năng chính, viết tắt là ACES:

Thứ nhất, lái xe tự động (Autonomous driving) sẽ đảm nhiệm khoảng 66% tổng quãng đường di chuyển của hành khách toàn cầu năm 2040. Doanh thu hằng năm vào khoảng 2 nghìn tỷ USD.
Thứ hai là kết nối (Connectivity). Năm 2030 sẽ có khoảng 45% phương tiện giao thông mới đạt chuẩn kết nối thứ 3 - Cá nhân hóa dựa trên sở thích, tạo ra thị trường trị khoảng từ 450 đến 750 tỷ USD.

Thứ ba là điện hóa (Electrification). Công nghệ pin và hệ thống trạm sạc sẽ là chìa khóa để đưa xe điện vào hoạt động phổ cập.

Thứ tư là chia sẻ phương tiện đi lại (Shared mobility), ước tính có trị giá khoảng 1.6 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường lớn nhất.

VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Lưu thông thông minh tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ những năm gần đây. Tuy nhiên, so với những gì thế giới đang làm được, chúng ta vẫn đang còn cách rất xa.

Thiếu hụt lớn nhất nằm ngay ở hệ thống giao thông truyền thống, khi số lượng và chất lượng đường xá còn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của xe gắn máy, chứ chưa nói đến xe hơi tự hành hay hệ thống giao thông công cộng toàn diện. Tiếp theo là sự thiếu hụt trong các giải pháp công nghệ, đặc biệt là các ngành công nghiệp hỗ trợ như thiết bị xe, bán dẫn, công nghệ pin hay các giải pháp công nghệ số hóa và tích hợp giao thông.

Để giải quyết những vấn đề này sẽ cần rất nhiều thời gian và nguồn lực, thậm chí chúng ta có thể sẽ phải chấp nhận bị bỏ lại trong nhiều mặt của hệ sinh thái mới. Tuy nhiên, vẫn có những mục tiêu khả thi hơn cho tương lai, để cải thiện hệ thống giao thông, đồng thời thúc đẩy kinh tế và các doanh nghiệp Việt phát triển, như cải thiện và số hóa hệ thống hạ tầng - đường xá, điểm đậu xe, đèn hiệu; cải thiện và số hóa hệ thống phương tiện di chuyển - xe công cộng và mô hình xe chia sẻ; và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp ô tô, các giải pháp công nghệ và các startup trong lĩnh vực lưu thông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội từ hệ sinh thái lưu thông thông minh tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714005626 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714005626 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10