Cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương pháp quản lý mới, cập nhật hiệu quả, giảm nhân sự nhưng bảo đảm khối lượng công việc tăng lên.
>>TP.HCM: Sẽ "cá thể hóa trách nhiệm, cụ thể hóa công việc" để tăng tốc
Đó là thông điệp được Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết năm 2023 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, chiều 26/1/2024.
5 vấn đề cần giải quyết
Đáng chú ý, sau khi nghe báo cáo kết quả của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) trong năm 2023 và phương hướng năm 2024, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao những nỗ lực của Ban Giao thông trong năm qua, sự đóng góp và hoàn thành nhiệm vụ của ban vào kết quả chung của TP.HCM.
Đồng thời Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, cũng lưu ý những điểm quan trọng để phát triển các dự án của TP thời gian tới.
Theo ông Mãi, từ trước tới nay, Ban Giao thông mới được giao quản lý số vốn giải ngân hơn 31.000 tỉ đồng/năm, đây là con số lớn chưa từng có, đồng nghĩa với khối lượng công việc cũng rất lớn.
Ngoài những thành quả đã đạt được trong năm 2023, ông Mãi đề nghị Ban Giao thông cần nhận diện những tồn tại, hạn chế để sửa chữa và phát huy những điểm tốt cho năm 2024. Trong đó, “cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương pháp quản lý mới, cập nhật hiệu quả, giảm nhân sự nhưng bảo đảm khối lượng công việc tăng lên” cụ thể:
Một là, trong quý 1-2024 phải sắp xếp lại các vấn đề, sau đó phân công, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị phụ trách để bắt đầu ngay từ đầu năm. Tránh tình trạng làm đầu năm thư thả, cuối năm vất vả. Năm 2024 khối lượng vốn giải ngân giảm so với năm 2023 (gần 13.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, khối lượng công việc, đặc biệt là quản lý các dự án gần như không giảm và chuẩn bị các hồ sơ mới theo tinh thần nghị quyết 98. Một số dự án cũ cũng phải điều chỉnh và khởi động lại,.
Hai là, Ban Giao thông “cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương pháp quản lý mới, cập nhật hiệu quả, giảm nhân sự nhưng bảo đảm khối lượng công việc tăng lên”. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp quản lý dự án mới, chúng ta học hỏi, có thể mua bản quyền tổ chức thực hiện.
Ba là, tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, những hồ sơ, dự án cần trình thẩm định thì phối hợp với các sở ngành, đặc biệt là Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng để hoàn thiện sớm.
Những nhiệm vụ trọng tâm có liên quan tới giải phóng mặt bằng thì phải xác định liền giải phóng mặt bằng ở đâu, đi qua địa phương nào để liên hệ làm việc nhanh chóng.
>>Đẩy nhanh tiến độ loạt dự án giao thông
Khởi công nhiều dự án trọng điểm
Liên quan tới kết quả và kế hoạch triển khai các dự án đầu tư công trong năm 2023 và 2024, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (BQLDA), cho biết: “Trong năm 2023, BQLDA đã khởi công nhiều dự án giao thông trọng điểm như: Đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, nút giao An Phú, mở rộng quốc lộ 50, dự án đường vành đai 3 TP.HCM và hoàn thành nhiều công trình cầu đường quan trọng khác.
Đồng thời, BQLDA đã cùng với các sở ngành TP.HCM chuẩn bị nghị quyết 98 với những cơ chế mới, nguồn lực mới cho ngành giao thông, trong đó có những nội dung đã áp dụng trực tiếp vào một số dự án giao thông lớn như: Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, áp dụng TOD có các nút giao thông dự án vành đai 3 TP.HCM, vành đai 2 (đoạn 1, 2, 3) và các dự án BT chuyển tiếp, 5 dự án BOT của TP.HCM.
Năm 2023, Ban Giao thông được giao tổng vốn giải ngân là 31.287 tỉ đồng. Tỉ lệ giải ngân đến 31/1/2024 ước đạt 20.219 tỉ đồng (đạt 98% trong nhóm có thể giải ngân).
Với 10.700 tỉ đồng còn lại (thuộc nhóm khó giải ngân) chưa làm xong do những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Đặc biệt, trong các dự án trọng điểm, có kế hoạch hoàn thành trong năm 2024, BQLDA đã phải yêu cầu các ban, đội ngũ phụ trách dự án lên kế hoạch chi tiết để đảm bảo tới thời điểm xong thủ tục, hiện trường, sẵn sàng đưa vào sử dụng và có người tiếp nhận, quản lý.
Cũng theo ông Phúc, hiện Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt đề án “Xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, trong đó xác định tầm nhìn là “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị”.
Do đó, vấn đề tầm nhìn được đặt ra và ưu tiên cao nhất vào việc phát triển kinh tế của TP.HCM trên cơ sở vận dụng tối ưu các nguồn lực của TP.HCM, gồm: nguồn nhân lực, tài nguyên, công nghệ, vị trí trung tâm của TP.HCM, đồng thời đảm bảo việc phát triển bền vững. Người dân sẽ có chất lượng cuộc sống tốt, được phục vụ tốt hơn và có thể tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng TP.HCM. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng đã thông qua 03 đề án về “thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển”, “tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát xe cá nhân” và “phát triển kết cấu hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn 2021-2023”. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đã được cho phép áp dụng thí điểm quy trình mới trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại Nghị quyết 27.
“Giai đoạn 2021 – 2025 là một giai đoạn vô cùng quan trọng và đặc biệt trên con đường phát triển của Thành phố bên cạnh những thách thức về cơ chế, nguồn lực, công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng và đại dịch Covid-19, đây cũng là giai đoạn có những thay đổi tích cực, với những tầm nhìn, động lực phát triển mới. Đặc biệt, việc triển khai các dự án phát triển hệ thống giao thông công cộng, giao thông thủy, những dự án tạo thay đổi cục diện giao thông thành phố như các đường Vành đai, cao tốc, các cửa ngõ Thành phố, các dự án tạo động lực và kết nối liên vùng, ông Phúc nói.
Có thể bạn quan tâm
01:04, 25/01/2024
03:15, 14/01/2024
00:30, 14/01/2024
06:09, 04/01/2024
03:30, 02/01/2024