Tình trạng thiếu hụt lao động tại châu Âu đang tạo cơ hội cho các quốc gia châu Á xuất khẩu lao động sang khu vực này.
Các nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines... đang dẫn đầu thế giới về số lượng lao động ra nước ngoài làm việc.
Thiếu hụt lao động
Hiện nay, nhiều nước châu Âu đang không chỉ thiếu nhân công có trình độ cao, mà còn thiếu cả lao động phổ thông. Ông Daniela Zampini, một chuyên gia tuyển dụng khu vực Trung và Đông Âu tại Tổ chức Lao động quốc tế, cho biết dân số đang ngày càng già đi, cộng thêm tỷ lệ sinh giảm mạnh đã đẩy các nước châu Âu vào tình trạng thiếu nhân lực.
Có thể bạn quan tâm
16:00, 17/06/2018
18:39, 14/04/2018
21:02, 02/03/2017
11:40, 06/07/2016
14:43, 01/01/2016
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở châu Âu đang giảm sâu, dự báo sẽ vượt ngưỡng 50% trong 10 năm tới. “Cùng với chính sách siết chặt số lượng người nhập cư tự do từ Bắc Phi, Địa Trung Hải..., châu Âu đang phối hợp với các quốc gia châu Á tuyển một số lượng lớn lao động có trình độ cao”, ông Zampini cho biết.
Cần nâng cao trình độ
Tiến sĩ Phạm Quang Ngọc, chuyên gia kinh tế và thị trường lao động nhận định, về phía người lao động, với quy trình tuyển dụng khắt khe, đòi hỏi người lao động cần có tay nghề cũng như trình độ tiếng Anh nhất định đã làm giới hạn số lượng người lao động Việt Nam sang châu Âu.
Hiện nay, người Việt chủ yếu sinh sống và làm việc tại Đức, Anh, Ba Lan, Hungary, Thụy Sỹ... và tập trung vào các ngành nghề không đòi hỏi trình độ cao như y tá, điều dưỡng... Do đó, cánh cửa cho lao động Việt Nam đã hẹp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Chưa tính đến câu chuyện xếp hạng năng lực của Việt Nam đang ở vị trí thấp trong khu vực.
Ông Ngọc cho biết, với châu Âu, các thỏa thuận hợp tác lao động của Việt Nam vẫn còn hạn chế, hiện mới chỉ tập trung vào thị trường Đức. "Phát triển lao động sang khu vực châu Âu giúp cho lao động Việt Nam được tiếp cận với môi trường công việc chất lượng cao, nâng cao tay nghề. Do đó, nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin là những giải pháp cần chú trọng để không chỉ đón đầu làn sóng từ châu Âu, mà còn giúp người lao động giữ vị thế trước Cuộc cách mạng 4.0", ông Ngọc cho biết.