Xuất khẩu lao động còn nhiều nỗi lo

Diendandoanhnghiep.vn Việc siết chặt quản lý với những doanh nghiệp “bát nháo” trong xuất khẩu lao động là rất cấp bách.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH vừa qua, nhiều ĐBQH lo ngại về thực trạng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động có tỷ lệ bỏ trốn ra ngoài cao.

p/Người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin khi muốn tham gia thị trường XKLĐ. Ảnh: S.T

Người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin khi muốn tham gia thị trường XKLĐ. Ảnh: S.T

Để có được một suất đi xuất khẩu lao động đến thị trường tốt như Hàn Quốc, anh Nguyễn Văn Tú (Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết phải bỏ ra số tiền 15.000 USD, tương đương hơn 330 triệu đồng, đóng làm nhiều đợt. Tuy nhiên vẫn rơi vào cảnh “bơ vơ” nơi đất khách.

Bát nháo môi giới, lạm thu phí

Điều đáng nói, theo quy định của Bộ LĐTB&XH, lao động đi xuất khẩu Hàn Quốc chỉ phải nộp khoản tiền 1.150 USD, tương đương gần 26 triệu đồng bao gồm tất cả chi phí từ visa, mua vé máy bay, tuyển chọn, đào tạo, bảo hiểm thân thể, rủi ro.

“Khi làm hồ sơ và học tiếng, tôi được công ty hứa sẽ sắp xếp công việc ổn định với mức lương 15-20 triệu đồng/tháng, thậm chí với lao động có tay nghề cao sẽ nhận lương từ 30-40 triệu đồng. Trừ toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại, sinh hoạt sẽ tiết kiệm được 15 – 20 triệu đồng để gửi về cho gia đình mỗi tháng. Tuy nhiên, sau khi “ăn chực nằm chờ” cả tuần trời ở đất khách quê người, công ty lại nói chúng tôi phải tự tìm việc, công ty chỉ lo cho sang tới Hàn Quốc là hết trách nhiệm”, anh Tú nói.

Không phải trường hợp duy nhất, mỗi năm vẫn có hàng nghìn người rơi vào hoàn cảnh như của anh Tú. Có thể thấy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm với người lao động, cung cấp thông tin sai, "đem con bỏ chợ", đã khiến những lao động như anh Tú lâm vào hoàn cảnh bơ vơ, về nước thì mắc nợ, đã nghèo lại nghèo thêm.

49 quận/huyện đã chính thức bị thông báo tạm dừng đưa lao động sang thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt, tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan cũng có những cảnh bát nháo tương tự.

Cùng với đó, “cò mồi” đội giá lên hàng trăm triệu đồng chi phí khiến nhiều lao động sau khi hết hợp đồng không dành dụm được bao nhiêu, bèn đánh bài liều trốn ở lại khi sắp hết hạn hợp đồng, chấp nhận sống và làm việc bất hợp pháp để “gỡ gạc”.

Bởi vậy, theo số liệu của Bộ LĐTB&XH, con số lao động “chui” là người Việt ở riêng thị trường Hàn Quốc thậm chí lên tới 55%, trong khi bình quân các nước là 15%. Nói cách khác, cứ 100 lao động chui người nước ngoài tại Hàn có tới quá nửa là người Việt. Vì lý do này, Hàn Quốc 4 năm đã không ký lại bản ghi nhớ với Việt Nam. Nhiều đợt truy quét, trục xuất lao động vi phạm đã được chính quyền nước này thực hiện. Mới đây, 49 quận/huyện đã chính thức bị thông báo tạm dừng đưa lao động sang thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt, tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan cũng có những cảnh bát nháo tương tự.

Chủ động phát triển thị trường trong nước

Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) về thực trạng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động có tỷ lệ bỏ trốn ra ngoài cao, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã khẳng định: “Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương giám sát các doanh nghiệp trong quá trình thu phí. Cần thiết có thể tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, không chăm lo cho người lao động ở nước ngoài".

Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã tiến hành thanh tra 51 doanh nghiệp, phát hiện 338 sai phạm và ban hành 24 quyết định xử phạt hành chính trong năm 2017 với số tiền phạt là 3,227 tỉ đồng. Đồng thời, Bộ đã thu hồi giấy phép hoạt động của 5 doanh nghiệp, đình chỉ tạm thời 25 doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp có cả bề dày hoạt động xuất khẩu lao động 25 năm.

Trao đổi với DĐDN, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, làm sao để quản lý, kiểm soát được đời sống người lao động tại nước ngoài mới là điểm nghẽn lớn cần khắc phục.

Ông Huân cho rằng, cần có sự quyết tâm của cả hệ thống trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Trước hết là hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho cả lao động và doanh nghiệp, hỗ trợ nguồn thông tin và siết chặt quản lý với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực. Đào tạo kỹ năng cho người lao động. Đặc biệt, giải pháp lâu dài phải là việc phát triển thị trường lao động trong nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu lao động còn nhiều nỗi lo tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711626235 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711626235 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10