CẢM XÚC XUÂN: Có một cái Tết “lạ” ở ngoại thành Hà Nội

Diendandoanhnghiep.vn Những ngày tháng Giêng sau khi hết Tết Nguyên đán, trên khắp các nẻo đường tại huyện Sóc Sơn vẫn vui như trẩy hội, nhà nào nhà nấy đều hối hả để chuẩn bị cho một cái Tết lớn nhất trong năm…

hihi

Tục Tết lại đã được truyền từ bao đời nay ở nhiều nơi thuộc huyện Sóc Sơn, nhưng mỗi nơi tổ chức một ngày riêng, rải rác khắp các ngày từ mùng 8 đến 23 tháng Giêng Âm lịch. Ảnh: Khôi Nguyên/DĐDN

Sau khi hết 3 ngày Tết Nguyên đán, dân làng tại các xã thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lại tưng bừng tổ chức ăn... "Tết lại". Tục Tết lại đã được truyền từ bao đời nay ở nhiều nơi thuộc huyện Sóc Sơn, nhưng mỗi nơi tổ chức một ngày riêng, rải rác khắp các ngày từ mùng 8 đến 23 tháng Giêng Âm lịch.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, ngày “Tết lại” càng nhiều khách đến nhà chơi thì tài lộc đến càng nhiều. Thú vị là trong dịp Tết này, trẻ con trong làng cũng mời bạn bè của mình về nhà ăn cỗ. Bọn trẻ được sắp xếp ngồi mâm riêng, ăn uống linh đình như những người lớn thực thụ. Lạ lùng thay, ngày Tết lại, khách đến ăn Tết dù quen hay lạ, hàng chục người hay chỉ có một người, chủ nhà vẫn dọn cơm, mời chào nhiệt tình. Chủ - khách cùng ngồi chung một mâm, uống với nhau chén rượu, hỏi thăm gia cảnh, tâm sự chuyện làm ăn, nhà cửa… như những người bạn lâu năm. Người dân Sóc Sơn bảo, “Tết lại” là dịp kết bạn giữa các làng cũng vì lẽ đó.

Giữa tháng Giêng, vùng đất Sóc Sơn vui như trẩy hội, nhà nào nhà nấy tất bật hối hả chuẩn bị đón cái Tết lớn nhất năm. Lân la hỏi thăm người dân làng Đô Tân (Sóc Sơn, Hà Nội), chẳng ai biết nguồn gốc của “Tết lại” có từ đâu, họ chỉ biết đó là tục lệ từ thời ông cha để lại, từ lâu đã thành lệ, con cháu cứ thế mà làm. Vài bậc cao niên trong làng cho rằng, Tết lại bắt nguồn từ sự kiện vua Quang Trung đánh giặc Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long. Trước khi tiến vào giải phóng Thăng Long, vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở Tam Điệp.

hihi

"Tết" lại là Tết bà con trong, ngoài làng gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau ăn bữa cơm, thăm hỏi chuyện gia đình, đồng áng, cùng chúc nhau một năm nhiều tài lộc, may mắn… là kết tinh văn hóa, ẩm thực, thể thao ngàn xưa truyền lại. Ảnh: Khôi Nguyên/DĐDN

Theo các cụ, hôm đó là ngày 30 Tết Kỷ Dậu (25/1/1789). Vua bảo kín với các tướng rằng: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ ăn tết Nguyên đán trước đã. Hẹn đến năm mới, mùng 7, thì vào thành Thăng Long, sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng không?”. Nhưng chỉ đến ngày mồng 5 Tết, vua Quang Trung đã tiến quân vào thành, giải phóng kinh đô. Ngay sau khi giải phóng thành Thăng Long, người dân ổn định lại cuộc sống, thực hiện lời hẹn của mình, vua Quang Trung đã cho binh sĩ và nhân dân ăn “Tết lại” để có một cái Tết trọn vẹn.

Lại có cách giải thích khác về phong tục ăn “Tết lại” là trước đó, người dân thành Thăng Long đã chuẩn bị ăn Tết với đầy đủ các thứ vật phẩm. Nhưng do phải chạy giặc Thanh, họ chỉ đem được rất ít, còn bánh chưng, phần lớn phải vứt xuống ao. Khi kinh thành được giải phóng, họ trở về và thử vớt bánh lên, thấy vẫn còn thơm ngon.

Dân chúng cảm tạ thần linh đã giúp vua Quang Trung đánh tan giặc Thanh, giải phóng Kinh đô, cho họ được mở tiệc ăn Tết tại nhà. Từ đó, ở nhiều nơi, nhiều nhà giữ lại cách thức ngâm bánh chưng xuống ao, xuống giếng nước, sau vớt lên ăn Tết lại. Nếu không thì gói đợt bánh khác để ăn tới tận rằm tháng Giêng, có khi tới tận cuối tháng Giêng, gọi là tục ăn “Tết lại”.

Khi chúng tôi tò mò tìm hiểu tại sao mỗi làng có một ngày “Tết lại” khác nhau mà không phải tất cả cùng ăn “Tết lại” một ngày thì các cụ cao niên tại làng Đô Tân cũng lắc đầu, vì câu chuyện cũng chỉ được nghe người đời trước kể lại vậy thôi. Theo ông Nguyễn Nam Nho – Giám đốc BQL Đền Sóc Sơn, một người đam mê sưu tầm các tư liệu văn hóa, lịch sử làng, xã, câu chuyện về vua Quang Trung cũng có thể là một cơ sở để giải thích về tục ăn “Tết lại”.

Tuy nhiên, theo ông Nho, Tết lại ở Sóc Sơn đã có từ thời Hùng Vương, cách triều đại vua Quang Trung hàng nghìn năm. “Tết lại là Tết bà con trong, ngoài làng gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau ăn bữa cơm, thăm hỏi chuyện gia đình, đồng áng, cùng chúc nhau một năm nhiều tài lộc, may mắn… là kết tinh văn hóa, ẩm thực, thể thao ngàn xưa truyền lại” – ông Nho cho biết thêm.

Điều thú vị là vào ngày “Tết lại”, sau khi ăn uống, chúc tụng nhau xong, mọi người đều kéo ra đình làng để tham gia vào các trò chơi dân gian như: chọi gà, đu quay, đập niêu, úp chậu… nghe hát quan họ. Bởi, năm nào cũng vậy, các gánh quan họ từ Bắc Ninh cũng sang giao lưu cùng bà con huyện Sóc Sơn đón “Tết lại”.

Các liền anh, liền chị say sưa trong các điệu: mời nước mời trầu, hoa thơm bướm lượn, lúng liếng lóng lánh… cầu vui và may mắn trong năm mới.

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” nhằm ôn cố tri tân về mùa xuân; về thiên nhiên, con người, xã hội, và các vấn đề nóng bỏng của đất nước, địa phương bằng tinh thần hân hoan để tiễn biệt năm cũ, chào đón năm mới 2021.

Bài vở xin gửi về email: camxucxuan@dddn.com.vn.

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CẢM XÚC XUÂN: Có một cái Tết “lạ” ở ngoại thành Hà Nội tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714438999 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714438999 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10