Một loạt vụ vỡ nợ trái phiếu gần đây của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) Trung Quốc có thể dẫn đến cuộc “khủng hoảng tín dụng lịch sử”.
Theo Nikkei Asian Review, đã có ít nhất 57 công ty Trung Quốc tạm dừng kế hoạch phát hành trái phiếu kỳ hạn, thiệt hại lên tới 44,2 tỷ NDT (khoảng 6,72 tỷ USD).
Mới đây, hai công ty nhà nước Brilliance Auto - nhà sản xuất ô tô tại Thẩm Dương có liên kết với BMW AG và Yongcheng Coal and Power - một công ty khai thác than lớn ở tỉnh Hà Nam đã rơi vào cuộc khủng hoảng nợ nần.
Theo ước tính của một nhà đầu tư môi giới, việc bán tháo trái phiếu doanh nghiệp do Brilliance Auto và Yongcheng vỡ nợ đã gây thiệt hại 60 tỷ NDT (9,15 tỷ USD) cho các nhà đầu tư trái phiếu. Ngoài ra, còn nhiều công ty năng lượng đã hủy bỏ hoặc phải trì hoãn kế hoạch phát hành trái phiếu trong hai tuần qua.
Trên thực tế, cả hai công ty phát hành trái phiếu đều là các công ty được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương, vì vậy việc vỡ nợ của họ đã khiến các nhà đầu tư mất cảnh giác và gây ra phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các công ty phát hành nợ khác và các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương nước này.
Ở Trung Quốc, chính phủ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước bằng các gói cứu trợ để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ. Nhưng trong bối cảnh thay đổi chính sách quốc gia để chuyển rủi ro sang thị trường, các chính quyền địa phương đã không có những phản ứng đáng kể.
Hiện tại họ đang bị chỉ trích vì cho phép các DNNN vỡ nợ và trốn tránh trách nhiệm của chính họ đối với các khoản nợ của các doanh nghiệp được chính phủ hậu thuẫn.
Đang có một vấn đề lớn ở đây, việc các doanh nghiệp nhà nước vỡ nợ không phải là một điều quá khủng khiếp. Điều mà các nhà đầu tư lo ngại là chính phủ nước này lại cho phép các doanh nghiệp “chạy nợ” dưới danh nghĩa thị trường vỡ nợ.
Theo các chuyên gia phân tích, giờ đây thách thức lớn nhất đối với Bắc Kinh là làm thế nào để thúc đẩy tái cơ cấu thị trường hóa các DNNN trong khi tránh sự sụp đổ tín dụng trong nước có thể gây ra hiệu ứng domino và đè nặng lên sự phục hồi kinh tế.
Vào năm 2015, Trung Quốc phát động một chiến dịch “xóa nợ” lớn để hạn chế việc chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp vay quá nhiều, gây ra những rủi ro tín dụng.
Theo tính toán của Huatai Securities – một công ty chứng khoán hàng đầu Trung Quốc cho biết, khi tỷ lệ vỡ nợ đối với các công ty tư nhân Trung Quốc tăng mạnh lên 5,34% vào năm 2018 từ 1,83% vào năm 2017, thì tỷ lệ vỡ nợ của các DNNN chỉ còn 0,02%.
Tuy nhiên, thực tế lại không như tính toán, tốc độ vỡ nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã tăng đáng kể vào năm 2020, với 10 công ty phát hành thuộc sở hữu nhà nước vỡ nợ tổng cộng 54 tỷ nhân dân tệ trái phiếu, chiếm 42% tổng số nợ vỡ nợ. Trong vòng 5 năm qua, 25 DNNN đã vỡ nợ với tổng số 156,8 tỷ nhân dân tệ trái phiếu, tương đương 1/3 tổng số vụ vỡ nợ.
Một số cơ quan quản lý cho rằng tất cả các bên đều phải chịu trách nhiệm về các vụ vỡ nợ của DNNN.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang đã cho rằng, các nhà đầu tư nên “chấp nhận rủi ro” nhiều hơn khi Trung Quốc thay đổi chính sách để phá vỡ tiền lệ lâu năm về thanh toán trên thị trường trái phiếu. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư phải đưa vai ra chia sẻ gánh nặng nợ nần với chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc sẽ sớm "vượt mặt" Mỹ để trở thành nhà lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực công nghệ?
11:00, 25/11/2020
Trung Quốc bắt đầu “hành động”
13:43, 24/11/2020
RCEP và “cây gậy” của Trung Quốc
06:00, 24/11/2020
89 công ty Trung Quốc có thể lọt vào “danh sách đen” của Mỹ
01:00, 24/11/2020
BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 16 - 21/11: Nhà đầu tư Trung Quốc "đổ bộ" các khu công nghiệp Việt Nam
05:00, 22/11/2020