Có nên gộp taxi công nghệ với taxi truyền thống thành một?

Diendandoanhnghiep.vn Việc gom hay không gom các xe chở khách dưới 9 chỗ về một loại hình taxi không quan trọng, vấn đề là tìm cách quản lý như thế nào cho phù hợp với tình hình mới.

>> Grab, Be, Gocar… sẽ được quản lý như taxi vì quá nhiều bất cập?

fff

Trong dự thảo Luật GTĐB sửa đổi vừa được trình Chính phủ, Bộ GTVT dự kiến gom tất cả xe dưới 9 chỗ lại thành loại hình xe taxi.

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi, trong đó, nội dung đáng chú ý, loại hình xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ, hay còn gọi là taxi công nghệ, sẽ được gộp chung với taxi truyền thống thành taxi. Nhiều ý kiến đồng tình với dự thảo nhưng cũng có không ít ý kiến lo ngại về việc những lợi ích của taxi công nghệ sẽ bị triệt tiêu.

Theo đại diện Vụ Vận tải (Bộ GTVT), về bản chất, xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ và xe taxi cùng chở khách, cùng tính theo km nhưng lại chịu hai điều kiện quản lý khác nhau là không hợp lý, không công bằng. Vì vậy, trong dự thảo Luật GTĐB sửa đổi vừa được trình Chính phủ, Bộ GTVT dự kiến gom tất cả xe dưới 9 chỗ lại thành loại hình xe taxi.

Nếu được thông qua, taxi công nghệ sẽ phải kê khai giá cước, phải dán nhận diện phương tiện, phải nộp nghĩa vụ thuế và có trách nhiệm với người lao động như các hãng taxi truyền thống. 

Trước thông tin Bộ GTVT muốn gom taxi công nghệ, taxi truyền thống vào cùng một loại hình, hầu hết các ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội taxi truyền thống đều bày tỏ đồng tình, vì cho rằng việc quy định này là đúng bản chất, bảo đảm dễ quản lý và bình đẳng các nghĩa vụ, trách nhiệm. Việc này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp vận tải.

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Việt Nam, cũng cho rằng, việc tất cả xe dưới 9 chỗ được ghép chung lại thành loại hình xe taxi sẽ khắc phục được các bất cập trong quản lý giá cước, điều kiện gia nhập thị trường, nộp thuế, thiết lập quy trình quản lý an toàn giao thông... Điều đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng với các hãng taxi truyền thống. 

Tuy nhiên cần nhìn nhận khách quan, Bộ GTVT đang rất lúng túng trong việc đưa ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong khi đáng lẽ dự thảo này đã phải được trình Chính phủ ban hành từ rất lâu rồi.

Bằng chứng, sau 5 năm soạn thảo và 12 lần thay đổi, đến năm 2020, Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô mới được ban hành. Trong đó, Bộ GTVT đã xác định xe công nghệ là đơn vị kinh doanh vận tải, chứ không đơn thuần cung cấp ứng dụng. Tuy nhiên, Nghị định 10 đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm các bất cập giữa hai loại hình và cuộc chiến vẫn tiếp dẫn. 

>> Đề xuất mới nhằm quản lý Grab và taxi công nghệ tại Việt Nam

>> Nghị định 10 sẽ khiến cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ chấm dứt?

>> Hàng loạt hãng taxi truyền thống sẽ kiện taxi công nghệ?

 

ff

Hiện 2 loại hình này cùng bản chất chở khách và tính km nhưng lại có điều kiện kinh doanh khác nhau

Bao nhiêu năm taxi công nghệ hoạt động là bấy nhiêu năm taxi truyền thống kêu cứu. Vì cho rằng, 2 loại hình này cùng bản chất chở khách và tính km nhưng lại có điều kiện kinh doanh khác nhau. Trong khi taxi phải chịu các quy định rất chặt chẽ về giá cước, nhận diện phương tiện, số lượng xe, nghĩa vụ thuế và trách nhiệm với người lao động thì taxi công nghệ có những điều kiện dễ chịu hơn, không nhận diện phương tiện, được đi vào đường cấm (với những đường cấm taxi vì xe công nghệ lúc đó nhìn như xe du lịch) giá cước linh hoạt, nộp thuế khoán, không phải đóng bảo hiểm cho người lao động... 

Tức là, vấn đề tồn tại ở đây vẫn là bài toán quản lý sao cho hợp lý. Nước ta chưa áp dụng phần mềm quản lý vận tải tự động nên các lực lượng chức năng không thể kiểm tra, giám sát, xử lý được các vi phạm. Mặt khác, quản lý bằng công nghệ là điều kiện tiên quyết để gỡ bỏ rất nhiều thủ tục, điều kiện kinh doanh vận tải, đón đầu và bắt nhịp với cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời bảo đảm phù hợp và đồng bộ với công tác quản lý của các ngành khác như thuế, thương mại điện tử…

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết: “Việc gom hay không gom các xe chở khách dưới 9 chỗ về một loại hình taxi không quan trọng, vấn đề là tìm cách quản lý như thế nào cho phù hợp với tình hình mới. Bộ GTVT không thể quản lý taxi công nghệ như cách đã quản lý taxi truyền thống và ngược lại. Hiện nhiều hãng taxi đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành để tăng năng lực cạnh tranh. Mục tiêu quan trọng của việc sửa luật là, vừa tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, vừa phát huy được lợi ích của công nghệ, và hơn hết là đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng”.

Như vậy, dự kiến gom tất cả xe dưới 9 chỗ lại thành loại hình xe taxi trong dự thảo Luật GTĐB sửa đổi được thông qua thì đồng nghĩa với việc mọi chi phí của taxi công nghệ sẽ được doanh nghiệp áp vào giá thành, triệt tiêu lợi ích của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời, cản trở sáng tạo công nghệ số, xóa bỏ kinh tế chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên gộp taxi công nghệ với taxi truyền thống thành một? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714621703 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714621703 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10