Cổ phiếu ngành thép sẽ ra sao năm 2019?

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia cho rằng, với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thép còn khó khăn, cổ phiếu nhóm ngành này sẽ phân hóa mạnh và chưa thế bứt phá trong năm 2019.


Các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh

Công ty CP Thép Việt Ý (HOSE: VIS) kinh doanh dưới giá vốn khi doanh thu thuần ở mức 1.372 tỷ đồng, còn giá vốn trong kỳ trên 1.523 tỷ đồng.

Ngoài việc gánh khoản chi phi tài chính tăng thêm gần 30% tương đương 23 tỷ đồng, VIS phải nhận thêm khoản lỗ khác hơn 8 tỷ đồng (khoản phạt hủy hợp đồng). Như vậy, Công ty báo lỗ ròng hơn 195 tỷ đồng trong năm 2018, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ khoảng 24 tỷ đồng. Điều này khiến giá cổ phiếu VIS rớt xuống mức 25.700 đồng/cổ phiếu trong phiên ngày 21/1.

 

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tới hơn 73% nguồn vốn của VIS, chủ yếu là do vay nợ ngắn hạn gần 1.967 tỷ đồng, tăng hơn 60 tỷ đồng so đầu năm 2018. Tại thời điểm cuối năm 2018, VIS có khoản nợ xấu lên đến 103 tỷ đồng, đa số các khoản nợ đều quá hạn 3 năm và Công ty chỉ thu lại được gần 4 tỷ đồng.

Không riêng gì VIS, mà một số tên tuổi "đình đám" như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), thậm chí là Hòa Phát (HPG)... cũng rơi vào tình trạng khó khăn, khiến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này cũng "lao đao" trong năm 2018.

Trong phiên giao dịch ngày 21/1, giá cổ phiếu HSG đã giảm mạnh xuống 6.570 đồng/cp. Đà giảm của HSG không chỉ diễn ra trong một vài phiên gần đây mà đã kéo dài từ giữa năm 2017 tới nay. Tại mức giá 6.570 đồng, HSG đã mất tới 80% giá trị so với đỉnh điểm giữa năm 2017 (thị giá gần 30.000 đồng).

Trong khi đó, giá cổ phiếu NKG cũng đã giảm giá khoảng 71% trong thời gian qua, từ mức 45.000đ/cp xuống còn 6.500đ/cp.

Theo các chuyên gia, quyết định của chính quyền Trump đánh thuế 25% đối với thép nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực từ tháng 5/2018 đã làm tăng khó khăn cho ngành thép Việt Nam. Bằng chứng là, kết thúc quý 4/2018, 11 doanh nghiệp thép niêm yết trên hai sàn HNX và HSX ghi nhận tổng doanh thu 135.552 tỷ đồng, tăng 23% so so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận lại sụt giảm 6% về mức 8.277 tỷ đồng. 

Theo nhận định của các công ty chứng khoán, năm 2019 sẽ là giai đoạn ngành thép xuất hiện sự phân hóa rõ nét giữa các mảng thép cũng như các doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp ngành thép buộc phải tìm cách thích ứng với thị trường.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, hiện nhiều quốc gia đang liên tục mở các cuộc điều tra và áp thuế lên sản phẩm thép Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu kém tích cực hơn, mặc dù đây là hướng đi khá tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam.

Cùng với đó, giá thép thế giới giảm mạnh có thể sẽ khiến ngành thép đối diện với một năm gặp nhiều khó khăn do gia tăng áp lực cạnh tranh nội địa cũng như giảm bớt cho mảng xuất khẩu... Do vậy, đây sẽ là những thách thức rất lớn đối với cổ phiếu ngành thép trong năm 2019.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu ngành thép sẽ ra sao năm 2019? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714003293 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714003293 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10