Có trên 14.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8

NGUYỄN VIỆT 09/09/2023 19:18

Tháng 8 có trên 14.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,3% về số doanh nghiệp và tăng 6,6% về vốn đăng ký so với tháng 7.

>>Lương tối thiểu vùng 2024: Tính toán thời điểm điều chỉnh phù hợp để "cấp oxy" cho doanh nghiệp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết tại cuộc họp báo Chính phù thường kỳ tháng 8/2023, chiều 9/9.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần, CPI bình quân 8 tháng tăng 3,1%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội giao (khoảng 4,5%).

Qua đó tạo dư địa cho các chính sách tiền tệ, tài khoá thúc đẩy tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Tỉ giá, thị trường ngoại tệ được kiểm soát tốt, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.

Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán trong điều kiện thực hiện giãn, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí (tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn đến hết tháng 8 ước tính là 132.000 tỷ đồng). Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.

Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại. Trong tháng 8, xuất khẩu tăng 7,7% so với tháng 7, nhập khẩu tăng 5,7%; xuất siêu gần 3,82 tỷ USD. Tính chung 8 tháng xuất siêu gần 20,2 tỷ USD. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm. Thị trường lao động phục hồi tốt, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm.

Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, là điểm sáng và là bệ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 8 tháng đạt 33,21 tỷ USD, xuất siêu 6,72 tỷ USD.

Khu vực công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2,9% so với tháng 7 và tăng 2,6% so cùng kỳ (tháng 7 tăng 2,3%), trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 3,5%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất trong tháng 8 đạt 50,5 điểm, thể hiện lĩnh vực sản xuất được mở rộng với số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng trở lại.

Khu vực thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng khá cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8 tăng 0,9% so tháng 7 và tăng 7,6% so cùng kỳ; tính chung 8 tháng tăng 10%. Khách quốc tế tháng 8 đạt 1,2 triệu lượt, tăng 17,2% so tháng 7 và gấp gần 2,5 lần so cùng kỳ; tính chung 8 tháng đạt 7,8 triệu lượt, gấp 5,4 lần so cùng kỳ.

>>Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7/2023

>>Doanh nghiệp chịu "gánh nặng", Chính phủ đề nghị giảm phí công đoàn

Toàn cảnh cuộc họp báo.

Toàn cảnh cuộc họp báo.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đạt gần 297,7 nghìn tỷ đồng, đạt 42,1% kế hoạch, tăng 2,95% về tỉ lệ và tăng 85 nghìn tỷ đồng về số tuyệt đối. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ; tổng vốn FDI thực hiện 8 tháng đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3%.

Tình hình phát triển doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn, tháng 8 có trên 14.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,3% về số doanh nghiệp và tăng 6,6% về vốn đăng ký so với tháng 7.

“Tính chung 8 tháng có 149.400 doanh nghiệp gia nhập thị trường, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 124.700 doanh nghiệp”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nói.

Nhấn mạnh về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết các bộ, ngành và địa phương cần tập trung húc đẩy 3 động lực tăng trưởng. Cụ thể, về đầu tư cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đầu tư toàn xã hội, huy động nguồn lực toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác công tư (PPP), tích cực, chủ động thu hút FDI có chọn lọc, bảo đảm chất lượng. 

Về xuất khẩu, giữ vững, củng cố các thị trường truyền thống và tích cực mở rộng các thị trường mới. Về tiêu dùng, tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tổ chức rộng khắp các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng.

Đối với công tác điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ, theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, tăng cường khả năng tiếp cận vốn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên.

Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát và các chính sách khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023

    08:30, 01/09/2023

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cuối 2023

    20:35, 18/08/2023

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới

    20:34, 18/08/2023

  • Lương tối thiểu vùng 2024: Tính toán thời điểm điều chỉnh phù hợp để "cấp oxy" cho doanh nghiệp

    15:28, 09/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Có trên 14.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO