Cơn "ác mộng" kéo dài của Evergrande

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, "ông lớn” bất động sản Evergrande đã nhận được lệnh phải phá bỏ 39 tòa chung cư đang được xây dựng tại một hòn đảo nhân tạo tại thành phố Đan Châu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

>> Chính sách nới lỏng không làm dịu “độ nóng” của Evergrande trong lĩnh vực bất động sản

Các tòa nhà cao ốc

Các tòa nhà cao ốc do Evergrande xây dựng bị cáo buộc xây dựng trái quy hoạch trên đải Hải Hoa.

Cụ thể, nhà chức trách yêu cầu tập đoàn phá hủy 39 tòa chung cư trong 10 ngày do các tòa nhà này xây trái quy hoạch trên đảo Hải Hoa. Điều đó có nghĩa các tòa chung cư này là xây dựng bất hợp pháp, còn các tòa nhà khác không liên quan. 

Được biết, dự án đảo Hải Hoa được bắt đầu được chấp thuận xây dựng sau lễ ký kết giữa chính quyền Đan Châu và Evergrande. Ban đầu, hòn đảo được dự định biến thành nơi có trung tâm tổ chức hội nghị lớn nhất thế giới, 58 khách sạn, 6 khu phố mua sắm, một nhà hát opera, một vườn bách thảo và nhiều địa điểm tham quan khác.

Từ năm 2015, tập đoàn này đã tiếp nhận khu đất để xây dựng, sau 6 năm số tiền đổ vào dự án này là 81 tỷ nhân dân tệ. Chính quyền Đan Châu kỳ vọng, dự án là một cách để biến thành phố nhỏ thành một trung tâm hội nghị toàn cầu và điểm nóng du lịch. Họ hình dung những hòn đảo nhân tạo được mô phỏng theo Quần đảo Palm của Dubai, sẽ góp phần tạo ra hơn 100.000 việc làm và có 134.100 cư dân và du khách vào năm 2030.

Theo các chuyên gia đánh giá, yêu cầu của chính quyền tỉnh Hải Nam là một trong những yêu cầu cực đoan nhất trong loạt các hành động của chính phủ Trung Quốc nhằm thu giữ tài sản và đất đai của Evergande, khi công ty này chuẩn bị cho đợt tái cơ cấu lớn nhất từ trước đến nay.

Trong những tháng gần đây, ít nhất 11 khu đất đã bị chính quyền địa phương nhắm mục tiêu tịch thu vì các lý do như dự án bỏ không đến thiếu các khoản thanh toán phí. Nhà phân tích Patrick Wong của Bloomberg Intelligence cho biết: “Evergrande có thể đã mất cơ hội cuối cùng để bán quỹ đất của mình lấy tiền mặt”.

>> China Evergrande chính thức vỡ nợ, giới đầu tư "mỏi mòn" chờ giải cứu

Một khu phức hợp nhà ở của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande ở Bắc Kinh.

Một khu phức hợp nhà ở do Tập đoàn Evergrande xây dựng tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh 

Hiện nay, thị trường đang theo dõi tiến độ xử lý tài sản từ Evergrande để trả nợ, nhưng quá trình này sẽ mất nhiều thời gian. Và lệnh phá dỡ ở Hải Nam sẽ làm tổn hại đến thị trường bất động sản Trung Quốc vốn đang phải đối mặt với nhiều bất ổn trong năm qua.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, doanh số bán nhà ở Trung Quốc đã giảm trong 5 tháng liên tiếp. Cuộc khảo sát gần đây nhất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho thấy, số lượng người Trung Quốc kỳ vọng giá nhà ở sẽ tăng trở lại đã giảm xuống chỉ còn 16%.

Đặc biệt, các nhà phân tích của Nomura công bố, các công ty bất động sản Trung Quốc có số nợ nước ngoài là 19,8 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2022. Số nợ trong quý 2/2022 cũng không giảm nhiều, ở mức 18,5 tỷ USD.

Gánh nặng thanh toán nợ có thể khiến cuộc khủng hoảng của lĩnh vực bất động sản thêm tồi tệ, sau 30 năm bùng nổ nhờ mô hình kinh doanh dự vào tín dụng lãi suất thấp và nhu cầu nhà ở của người dân lớn.

Michael Pettis, thành viên cấp cao tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua và một giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh phân tích, “để hiểu được mức độ tổn thất do Evergrande có thể gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc, người ta phải thấy rằng bất động sản đã đóng vai trò to lớn như một phương tiện đầu tư chính đối với người Trung Quốc”.

Chuyên gia này chỉ ra, lĩnh vực bất động sản chiếm con số khổng lồ 30% GDP tổng thể của Trung Quốc. Chính vì vậy, việc hoạt động bất động sản giảm 20% có thể dẫn đến giảm 5-10% GDP của quốc gia này.

Tương tự, Logan Wright, đối tác và giám đốc Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc tại Rhodium Group nhận định, vấn đề mà Evergrande và các nhà phát triển bất động sản khác đang phải đối mặt hiện nay là doanh thu từ việc bán bất động sản tiền xây dựng tiếp tục giảm đáng kể so với năm ngoái và vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sự suy giảm này sẽ dừng lại.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong năm 2022, khi các công ty đối mặt với các khoản thanh toán nợ trong năm mới, cao gấp đôi so với những tháng cuối năm 2021, có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơn "ác mộng" kéo dài của Evergrande tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722669 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722669 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10