Cộng cà phê là một trong những chuỗi cửa hàng thành công nhất ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 2007 với ý tưởng độc đáo, Cộng cà phê đã tái hiện lại cuộc sống của người Hà Nội về những điều xưa cũ.
Câu chuyện về Cộng cà phê bắt đầu từ năm 2007 gắn với nữ ca sĩ Linh Dung, người đã hát bài bài “Vì một thế giới ngày mai” tại Seagame 22. Ban đầu, Cộng cà phê chỉ có một địa chỉ trên phố Triệu Việt Vương, nhưng cho đến nay Cộng đã phát triển hơn 60 cửa hàng, trong đó có cả chi nhánh tại Hàn Quốc.
Sự thành cộng của Cộng đã trở thành niềm tự hào và mơ ước của nhiều người đang bước vào khởi nghiệp. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Cộng cà phê đã lọt top 15 thương hiệu cà phê chuỗi đắt giá nhất tại Việt Nam.
Theo chia sẻ của người khởi nguồn và đề ra ý tưởng đầu tiên của Cộng cà phê, ý nghĩa của cái tên “Cộng cà phê = Đồ cũ + ý tưởng mới”. Vào năm 2006, trong một lần người bạn của Linh Dung đến chơi nhà đã vô cùng thích thú với phong cách thiết kế nội thất của cô từ đống đồ cũ đã thân quen với bao người Hà Nội.
Người bạn đó có một quán cà phê trên phố Triệu Việt Vương, nhưng kinh doanh không hiệu quả. Khi thấy thiết kế độc đáo trong căn nhà Linh Dung, người bạn đã đề nghị nữ ca sĩ thiết kế lại quán với phong cách cũ Hà Nội thời bao cấp.
Quả nhiên, không gian của quán đã thực sự đem đến một cảm giác khác biệt cho những vị khách, đặc biệt là những người đã từng trải qua thời kỳ bao cấp. Cộng còn được hiểu là tăng thêm giá trị lịch sử và sự hoài niệm cho khách. Quán nâng niu khách và khách nhớ quán.
Với phong cách độc đáo và luôn tôn chỉ “phong cách hoài niệm, dịch vụ thân thiện”, quán ngày càng đông khách hơn. Chị Dung từng chia sẻ, mặc dù đầu tư cho các quán cà phê Cộng không mất nhiều vốn, nhưng lại tốn nhiều thời gian để “lùng” mua đồ cũ về sửa lại.
Điều ấn tượng với quán cà phê này không chỉ bởi vẻ bề ngoài được trang trí khác lạ so với những “đối thủ” khác, mà thực khách còn bị ấn tượng bởi cái tên gần gũi, ngắn gọn và dễ nhớ: “Cộng cà phê”.
Ấn tượng nhất chính là phong cách của quán, chúng dường như là duy nhất và khác biệt, đó chính là không gian của một thời bao cấp, từ vật dụng, bàn ghế, kệ sách đến thiết kế. Chúng hoàn toàn không phải là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, mà là sự tái hiện một cách hoàn hảo về một thời khắc lịch sử năm xưa với lối sống của người Hà Nội cũ. Những vật dụng cũ được mua lại từ chợ đồ cũ sau đó được phục chế lại một cách cẩn thận và tỉ mỉ.
Khách hàng đến đây đều cảm nhận được lịch sử một thời của người Việt Nam, từ đó đánh vào lòng tự tôn dân tộc. Hơn nữa, với cách trang trí này, khách cũng sẽ cảm nhận được sự gần gũi, yên tĩnh và là điểm đến yêu thích cho những ai đam mê nét hoài cổ, truyền thống.
Khác các quán cà phê với những phong cách “na ná” nhau, Cộng cà phê chính là điểm đến thỏa mãn “cơn khát” mới lạ của khách hàng. Với vẻ bề ngoài đầy tính lịch sử và truyền thống, Cộng cà phê bước đầu đã thành công khi khơi gợi tính tò mò, đi sâu vào bên trong quán là cách bài trí với không gian sống của người Hà Nội xưa thời bao cấp làm khách ấn tượng và tạo không gian đơn giản, dễ gần.
Cũng giống như The Coffee House hay Starbucks, Cộng cà phê không phải là một cửa hàng cà phê mà là một thương hiệu chuỗi cà phê đi sâu vào đời sống khách hàng. Thương hiệu này không chỉ phục vụ khách hàng sản phẩm là những ly cà phê ngon, mà còn là những trải nghiệm về không gian và dịch vụ.
Sự độc đáo của thương hiệu này chính là tập trung vào bán “hoài niệm”. Cộng cà phê ra đời vào năm 2007, thời điểm khi xã hội Việt Nam đang dần chuyển mình theo xu hướng hiện đại hóa. Và Cộng cà phê đã rất “tinh ý” nắm bắt được một “insight” (thấu hiểu) rất “đắt” của người tiêu dùng. Đó là, giữa nhịp sống xô bồ, vội vã thì đâu đó vẫn còn có những người lại có xu hướng tìm về những gì xưa cũ mang nhiều kỷ niệm.
Chính vì thế, Cộng cà phê đã “khoác lên tấm áo” của một xã hội Việt Nam thời bao cấp cho hơn 60 cửa hàng của mình. Với những người lớn tuổi, họ đến đây như một chốn để hòai niệm về tuổi thơ, còn với giới trẻ thì đến để trải nghiệm cuộc sống của cha, mẹ, anh, chị mình ngày trước.
Nếu “đặt” Cộng cà phê với những thương hiệu cùng ngành lên “bàn cân”, thì có thể thấy giá cả của Cộng cà phê đang ở tầm trung với mức giá mà người tiêu dùng Việt sẵn sàng “chi trả” cho một ly cà phê có thương hiệu. Điều này cũng có nghĩa, Cộng cà phê đã “mở cửa” cho nhiều đối tượng khách hàng đến trải nghiệm hay hoài niệm.
Mặc dù kinh doanh “hoài niệm” theo một phong cách “cũ”, nhưng phương thức kinh doanh của Cộng cà phê lại rất chuyên nghiệp và hiện đại. Đó là hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và luôn thành công trong việc đảm bảo chất lượng cũng như concept ở từng cửa hàng.
Như vậy, Cộng cà phê cùng một lúc đã làm “hài lòng” hai đối tượng khách hàng, một là khách hàng trung niên “vô cùng kỹ tính”, hai là giới trẻ thích hiện đại nhưng phải mới lạ.
Có thể bạn quan tâm
Chiếc xe “cà tàng” và sự nghiệp của “Vua cà phê”
04:00, 21/03/2021
KIDO và chiến lược “bọc lót” cà phê
16:30, 04/03/2021
“Không chỉ Thứ Hai” - Trận ‘cà khịa’ thú vị giữa 2 chuỗi cà phê
11:30, 13/02/2021
Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển theo chuỗi giá trị
00:00, 16/01/2021
Quán cà phê flagship Ông Bầu trao tặng 185 triệu đồng cho người dân miền Trung
15:17, 18/12/2020
Nên hay không khởi nghiệp mở quán cà phê?
08:15, 17/12/2020
Câu chuyện làm giàu qua ly cà phê chồn đắt đỏ
04:22, 09/12/2020
Cà phê Ông Bầu đã có mặt tại Hải Dương
10:21, 24/11/2020
Khánh thành "Vườn trải nghiệm cà phê NESCAFÉ WASI" tại Tây Nguyên
08:39, 24/11/2020
Cà phê Ông Bầu ra mắt quán Flagship đầu tiên tại TP.HCM
09:58, 13/11/2020