KIDO và chiến lược “bọc lót” cà phê

Diendandoanhnghiep.vn Nắm trong tay những “át chủ bài” ở các mũi nhọn thực phẩm, Công ty CP Tâp đoàn Kido (HoSE: KDC) vẫn không quên “ước vọng” đối với ngành hàng cà phê...

 Đây là ngành hàng mà các đại gia thực phẩm Việt cũng đang tận lực khai thác.

 Doanh thu và lợi nhuận của KIDO các năm qua.

Doanh thu và lợi nhuận của KIDO các năm qua

Chúng ta còn nhớ hai anh em ông Trần Kim Thành – Trần Lệ Nguyên đã từng khuấy động thị trường cà phê khi dạm mua PhinDeli. Thế nhưng, Thị trưởng thị trấn Buford Phan Đình Nguyên ngược lại cũng mua hẳn một thị trấn xa xôi ở Mỹ và đổi tên thị trấn thành PhinDeli, nâng giá thương hiệu này nhưng cũng không giúp cho việc mua lại PhinDeli của KIDO đi đến thành công.

Chờ cú đệm chân

Sau khi đứt đoạn thương vụ mua PhinDeli, KIDO dành thời gian hợp tác với Mondelēz, đặc biệt dành thời gian phát triển mảng kem cùng các mảng khác. Đến 2020, Công ty này đã tăng cường 15 kho trung chuyển khắp cả nước, nâng cao năng lực của gần 300 nhà phân phối, phân bổ hàng hóa hiệu quả thông qua 450.000 điểm bán ngành hàng khô và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh trên toàn quốc. Có hệ thống trên, KIDO chỉ còn nhiệm vụ làm sao để tối ưu hóa hiệu quả điểm bán, thông qua bổ sung thêm những ngành hàng cho các khoảng trống mũi nhọn.

Với các nền tảng đã được

Với các nền tảng đã được "bọc lót", KIDO liệu có làm nên chuyện ở thị trường cà phê?

330 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế hợp nhất của KDC năm 2020, tăng gần 6% so với năm 2019.

Trước đó, KIDO đã hợp tác với ngành đường (TTC) năm 2017. Việc KIDO quay lại với mảng thức ăn vặt cho giới trẻ (snacking) và phát triển thêm trở nên dễ dàng hơn. Việc thiết lập đường chuyền tới cận gôn khi liên doanh cùng Vinamilk mới đây, trở thành bước hợp tác hoàn hảo để thực thi việc bổ khuyết các sản phẩm tiêu dùng nhanh, thiết yếu khác. Cà phê theo đó, chỉ chờ một cú đệm chân.

Đắng - ngọt thị trường

Trên thị trường, có nhiều đại gia đều đang đầu tư cho cà phê. Mỗi nhà một lựa chọn, song không phải ai cũng thắng. VinaCafe Biên Hòa của đại gia Nguyễn Đăng Quang hiện vẫn đang là doanh nghiệp bền vững về ăn nên làm ra, với cổ tức ngất ngưởng ở mức 250% năm 2020. Những đại gia FMCG ngoại tại Việt Nam cũng cơ cấu cà phê trong danh mục lõi của mình như Nestlé, Ajinomoto. Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến những tên tuổi chuyên ngành cà phê như Trung Nguyên, Phúc Sinh, Phúc Long, Highland…

Có thể thấy nếu như thị trường xuất khẩu là cuộc cạnh tranh chóng mặt của giá hàng hóa nguyên liệu và hầu hết ở nguồn cung thô, thì thị trường nội địa lại đang tồn tại cuộc cạnh tranh ở cả trên bình diện thương hiệu, chế biến, mặt bằng điểm bán. Sự thua lỗ của các thương hiệu cà phê danh tiếng như The Coffee Bean & Tea Leaf Việt Nam sau nhiều năm cắm rễ, hay sự chiếm ngự khá bền vững tới 1/3 thị phần thị trường cà phê hòa tan ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Nestlé, với nguồn cung chủ yếu từ Việt Nam, là sự trộn lẫn vị đắng – ngọt của cà phê.

Đến nay chưa thấy KIDO có động thái nào về việc chuẩn bị vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất, hoặc là M&A hoặc hợp tác OEM. Bên cạnh đó, cần nhớ rằng tuy là tay chơi giàu lực, nhưng KIDO cũng đã từng buông tay PhinDeli, cũng như đã không mấy khởi sắc với ngành hàng mì ăn liền … Vì vậy, không thể nói trước điều gì với thị trường cà phê, dù đó là KIDO hay các đại gia danh tiếng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIDO và chiến lược “bọc lót” cà phê tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713540085 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713540085 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10