Công chức nghỉ việc nhìn từ câu chuyện "Tái ông mất ngựa"

Diendandoanhnghiep.vn Làn sóng công chức, viên chức xin nghỉ việc rời bỏ nhiệm sở là việc thuận theo tự nhiên.

>> Công chức nghỉ việc và chuyện cải cách tiền lương

Cuộc sống có hình dạng giống đồ thị hình sin lúc thăng, lúc trầm. Đời người không mấy ai có thể đi lên thành công theo đường thẳng đứng. Mọi sự việc luôn có mặt trái để bổ trợ đan xen cho nhau, trong cái tốt có ẩn chứa điều xấu, trong xấu nhiều khi có mầm mống tốt đẹp.

Tái ông ngày xưa bị mất ngựa cũng không buồn phiền. Khi con ngựa bị mất trở về dắt theo con ngựa quý, ông cũng không lấy đó làm vui. Cậu con trai ham thích ngựa quý cưỡi thế nào mà ngã gãy cả chân. Gãy chân là điều xấu, nhưng nhờ tàn tật mà cậu không bị bắt lính lao vào cuộc chiến mười người chết chín.

Ảnh: Quốc Tuấn

Công chức, viên chức nghỉ việc chứng tỏ thị trường lao động Việt Nam đã cởi mở thoải mái hơn trước. Ảnh: Quốc Tuấn

Ngày nay làn sóng công chức, viên chức xin nghỉ việc rời bỏ nhiệm sở cũng là việc thuận theo tự nhiên. Chúng ta nên có cách điều chỉnh thuận tự nhiên chứ không nên tìm mọi cách tăng lương, tăng đãi ngộ giữ chân bằng mọi giá. Có thể coi đây là cơ hội kiện toàn bộ máy tổ chức làm việc trong các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện…

Công chức, viên chức nghỉ việc chứng tỏ thị trường lao động Việt Nam đã cởi mở thoải mái hơn trước, có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm hơn trước. Như vậy, khả năng đóng góp cho kinh tế xã hội Việt Nam ở tầm vĩ mô cũng sẽ ở tầm cao hơn.

Có công thức tính trong tập thể như thế này: 20% làm việc tốt, 60% đạt mức trung bình, 20% có cũng được mà không có cũng không sao. Ở các công ty nước ngoài, hàng năm đánh giá công nhân viên họ áp công thức này để tìm người có khả năng và loại bỏ các thành phần tồn tại như tầm gửi.

Khối cơ quan nhà nước cũng không cần phải giữ chân khi nhân viên đã chán và muốn ra đi. Có giữ lại cũng khó mà làm hài lòng được họ khi mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức tăng 440.000, từ 1.050.000 lên 1.490.000 trong cả 10 năm trời. Trong khi ngoài thị trường, lạm phát cũng như giá cả tăng trong khoảng thời gian ấy thì có tăng 10 lần lên vẫn chưa đủ.

>> Hình dung lại tương lai công việc từ làn sóng nghỉ việc hàng loạt

>> Vì sao hơn 200 nhân sự Bệnh viện Bạch Mai nghỉ việc?

>> TP.HCM: Thực hư thông tin 6.200 công chức, viên chức nghỉ việc?

Ở một số nơi hiện tại thiếu trầm trọng giáo viên mầm non. Đây là ngành “hót” mà mấy chục năm trước, các cô giáo mầm non xinh xắn dễ thương là đối tượng nhắm tới đầu tiên của các thủy thủ tàu viễn dương “đi theo đát (date) lĩnh theo đô” giàu có một thời. Thời ấy, giáo viên mầm non phải chạy chọt nhờ vả các kiểu mới có được chân hợp đồng nhà trường, rồi quan hệ, quà cáp các kiểu để có suất biên chế hay hợp đồng dài hạn.

Còn ngày nay, giáo viên mầm non có thâm niên cũng sẵn sàng nghỉ việc ở trường công để vào trường tư với thu nhập ít nhất gấp rưỡi trường công, lại bớt áp lực hơn rất nhiều. Không thì các cô giáo cũng sẽ xoay sang làm chõ xôi sáng bán cho học sinh, hay làm bánh, mứt, trà sữa… handmade tại nhà rồi bán, ship cũng có đủ thu nhập tương đương đi làm vất vả, rát cổ, bỏng họng cả ngày ở trường.

Tiền lương công chức hiện nay so ra thu nhập nhiều khi không bằng xe ôm công nghệ, nên họ không thể tâm huyết với công việc, khi lương không đủ tái tạo sức lao động, chứ đừng nói đến tích lũy. Cơ bản công chức, viên chức là người được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đầy đủ, nhưng thu nhập từ lương chỉ đảm bảo một phần nhu cầu chi tiêu sinh hoạt, buộc họ phải làm thêm việc hoặc “tham nhũng vặt” để tồn tại.

Tăng lương đãi ngộ cho xứng đáng hay ngang bằng các nước phát triển thì ngân sách chưa kham nổi, muốn tăng lương giữ chân thì vấp ngay câu hỏi đầu tiên: “Tiền đâu”?

Suy cho cùng, học xong đi ra làm ở đâu cũng vậy, đều là tìm kiếm thu nhập, gây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Làm việc trong cơ quan mà công chức thấy công việc đơn điệu nhàm chán, cơ hội thăng tiến không có, tiền lương không chết đói nhưng khả năng sẽ túng thiếu kéo dài. Làm việc mà thiếu động lực, thu nhập không tương xứng thì không có hiệu quả cao được. Và khi trong bản thân chứa sẵn sự bất mãn, không hài lòng, nhất là khi nhìn cảnh “người không làm việc mà vẫn nhận lương” thì việc họ sẵn sàng ra đi tìm một môi trường làm việc tốt hơn, lương bổng cao hơn cũng là điều dễ hiểu.

Vậy thay vì cố công tăng lương từ ngân sách, việc khó như lên trời, chúng ta hãy vui vẻ tiễn người ra đi, chúc họ thành công. Còn người ở lại tìm mọi cách để vận hành bộ máy hiệu quả, áp dụng vận dụng tối đa năng lực của cá nhân, áp dụng khoa học công nghệ... để đạt mục tiêu hoàn thành công việc.

Giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, giảm thiểu sự cồng kềnh, ôm đồm của cơ quan công quyền, đó là công việc cần làm của các nhà quản lý. Chúng ta hãy cùng chờ sự thay đổi trong thời gian tới.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công chức nghỉ việc nhìn từ câu chuyện "Tái ông mất ngựa" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084948 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084948 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10