Ngành Công nghiệp Bến Tre sẽ khai thác hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi giải pháp thu hút các nguồn ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững.
Trong đó, tập trung phát triển các ngành công nghiệp thuộc thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, như: công nghiệp chế biến dừa, chế biến thủy sản… Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X đã xác định tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, tăng cường các giải pháp để đưa tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14,5%/năm...
Phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
Ông Châu Văn Bình, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, những năm qua, tỉnh Bến Tre đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án trọng tâm nhằm định hướng phát triển cho toàn ngành công nghiệp. Đặc biệt, các cấp chính quyền luôn quan tâm tập trung chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Ngành Công nghiệp của tỉnh Bến Tre đã có bước phát triển khá cao, đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp chế biến đã phát triển thêm nhiều mặt hàng mới, góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm hàng hoá ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm thêm thị trường mới, quan tâm cải thiện, phát triển điều kiện sản xuất kinh doanh; sản xuất kinh doanh được duy trì và tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá so với cùng kỳ; lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Đến nay, sản xuất công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng với mức tăng trưởng bình quân 12,16%/năm. Trong năm 2018 và 9 tháng đầu năm 2019, các chỉ tiêu kinh tế- xã hội ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều cao hơn mức tăng bình quân của khu vực và cả nước.
Có thể bạn quan tâm
17:14, 01/11/2019
17:09, 01/11/2019
17:05, 01/11/2019
16:54, 01/11/2019
Nâng cao giá trị hàng hóa
Ông Châu Văn Bình cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa trên địa bàn, Sở Công Thương đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là hỗ trợ các sản phẩm đạt OCOP của tỉnh, các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh cao, các sản phẩm trọng điểm của tỉnh.
Hiện nay, Sở Công Thương đang thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh gồm 126/126 TTHC đã được công bố. 126 thủ tục (100%) TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Sở đảm bảo chính xác, rõ ràng, cập nhật thường xuyên, dễ tiếp cận, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi tra cứu, tìm hiểu TTHC. Sở Công Thương có 32 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, có 04 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích… Việc niêm yết, công khai đầy đủ, giải quyết kịp thời TTHC đảm bảo thời gian quy định, đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp. |
Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hoạt động kết nối giao thương với các tỉnh bạn, các thị trường nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu... Sở Công Thương đã phối hợp với tổ chức cộng đồng dừa Châu Á – Thái Bình Dương để quảng bá hình ảnh dừa Bến Tre đến cộng đồng quốc tế và thị trường thế giới.
Theo ông Bình, cùng với việc hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp thiết kế và vận hành các website giới thiệu sản phẩm xuất khẩu, ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, thời gian qua, Sở Công Thương Bến Tre đã hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm của Bến Tre phạm vi toàn cầu… Việc này, nhằm hạn chế tối đa việc đánh cắp thương hiệu, đăng ký thương hiệu không hợp pháp của các doanh nghiệp nước ngoài đối với sản phẩm Bến Tre. Đồng thời, định hướng cho doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, ứng dụng các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất xanh-sạch-thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt, đến nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 09 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.350 ha. Các khu công nghiệp đã được xây dựng và đi vào hoạt động ổn định bao gồm: Khu công nghiệp Giao Long (diện tích 102ha), Khu công nghiệp Giao Long giai đoạn II (diện tích 68ha) và Khu công nghiệp An Hiệp (diện tích 70ha). Các khu công nghiệp này đã lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê. Hiện tỉnh Bến Tre đang tiếp tục triển khai đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phú Thuận (diện tích 230 ha). Ban Quản lý các khu công nghiệp đang khẩn trương phối hợp với UBND huyện Bình Đại và các sở ngành liên quan sớm triển khai thực hiện các bước tiếp theo để từ nay đến cuối năm 2019 thực hiện giải phóng mặt bằng và kêu gọi đầu tư thứ cấp. Lũy kế đến nay, trong các KCN có 52 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 14.705,94 tỷ đồng, gồm: 29 dự án trong nước và 23 dự án FDI. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện có 10 CCN đã được thành lập, tổng diện tích 347,28 ha, có 08 cụm đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 304,365 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 219,33 ha, đã cho thuê 87,39 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 39,84% diện tích đất công nghiệp. Các CCN có 25 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 4.925 tỷ đồng. Hạ tầng các khu, CCN được tập trung đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau, hạ tầng giao thông từng bước được đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. |