Giao thông Bến Tre: Chủ động trong liên kết vùng

Diendandoanhnghiep.vn Việc đầu tư hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trong thời gian tới, giao thông Bến Tre sẽ phát triển theo hướng liên kết vùng, trong đó ưu tiên kết nối với TP. Hồ Chí Minh.Bến Tre muốn chủ động tạo một vị thế về giao thông trong liên kết vùng, cụ thể là tính toán con đường từ Bến Tre đi TP. Hồ Chí Minh và kết nối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.

p/Cầu Rạch Miễu

Cầu Rạch Miễu

Đồng bộ hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Bến Tre có vị trí đặc biệt trong khu vực ĐBSCL. Thành phố Bến Tre nối liền TP.HCM (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được đầu tư nâng cấp, cầu Rạch Miễu đã khánh thành và đưa vào sử dụng, rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh được hoàn thành… là động lực phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh ĐBSCL, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tiềm năng kinh tế- văn hóa- xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Bến Tre cũng là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá phát triển, với 4 con sông lớn chảy qua gồm: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên. Các con sông này có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực ĐBSCL. Ngoài ra, mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện….

Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Bến Tre đã từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Hệ thống giao thông tỉnh Bến Tre đã hình thành bộ khung cơ bản, kết nối giữa trung tâm tỉnh với các huyện và giữa các huyện với nhau. Toàn bộ 100% xã đã có đường ôtô về đến trung tâm xã, các tuyến đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn đã tạo ra diện mạo mới cho vùng nông thôn, phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện hơn, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội.

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 04 tuyến đường quốc lộ (QL.57, QL.57B, QL.57C, QL.60) dài 283km, 03 tuyến đường tỉnh (ĐT.882, ĐT.885, ĐT.886) dài 40,639 km, 44 tuyến đường huyện dài 477,047 km… Hệ thống đường giao thông nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải giúp người dân nơi đây đi lại thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  Các Bộ, ngành cần quan tâm hỗ trợ tỉnh Bến Tre nguồn vốn phục vụ công tác nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch của tỉnh. 

Mặc dù tỉnh Bến Tre có cơ sở hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh cơ bản, nhưng tình trạng tắc nghẽn giao thông vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là tại các khu vực có mật độ dân cư cao. Cầu Rạch Miễu là điểm ùn tắc nghiêm trọng nhất của tỉnh Bến Tre, đặc biệt vào các giờ cao điểm hoặc trong thời gian lễ, tết.

Ngoài ra, bến phà Đình Khao và Tân Phú là hai bến phà đông đúc nhất trong số tất cả các bến phà ở Bến Tre, cho thấy nhu cầu đi lại cao giữa huyện Châu Thành và Chợ Lách, từ Bến Tre tới Cần Thơ cũng như các tỉnh khác ở phía Tây ĐBSCL. Mặc dù thời gian chờ đợi không đáng kể, đặc biệt là ở bến phà Đình Khao - nơi có 3 phà hoạt động, nhưng nhu cầu đi lại còn rất cao, nên cần phải có những cây cầu mới.

Khó về nguồn vốn phát triển hạ tầng

Kết nối với TP. Hồ Chí Minh vẫn là ưu tiên hàng đầu trong liên kết vùng của tỉnh Bến Tre. Để thực hiện điều đó, trong tính toán của tỉnh, có 2 phương án song song: Một là giải quyết vấn đề quá tải của cầu Rạch Miễu bằng việc có thêm cầu Rạch Miễu 2, với phương án này khi cầu Đại Ngãi (Trà Vinh - Sóc Trăng) hoàn thành, tuyến quốc lộ 60 sẽ nối liền mạch với các tỉnh phía Nam: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Hai là thiết lập một trục giao thông mới ven biển đi từ Bình Đại đến TP. Hồ Chí Minh.

Báo cáo giai đoạn 1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra những con số tính toán ban đầu. Theo đó, cầu Rạch Miễu 2 có chiều dài vượt sông 1,9km, 4 làn xe, chi phí tính toán khoảng 200 triệu USD. Tuyến đường/cầu ven biển kết nối Bình Đại với tỉnh Tiền Giang, chiều dài vượt sông 5,7km, 4 làn xe, chi phí tính toán khoảng 600 triệu USD.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Hoàng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bến Tre, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đang gặp khó khăn về nguồn vốn để tiếp tục thực hiện hoàn thành các dự án phát triển hạ tầng giao thông. Công tác duy tu, sửa chữa luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên nhưng tình trạng hư hỏng cục bộ trên các tuyến giao thông vẫn còn tồn tại do lưu lượng, mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến; số lượng phương tiện có tải trọng lớn lưu thông tăng nhanh nhưng nguồn vốn phân bổ cho công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng đủ, kịp thời so với yêu cầu thực tế.

“Các Bộ, ngành cần quan tâm hỗ trợ nguồn vốn phục vụ công tác nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch; phân bổ kinh phí phục vụ công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hạ tầng giao thông. Tỉnh cần tiếp tục̣ phân bổ nguồn vốn ngân sách phục vụ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn. Các địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức cùng chung sức xây dựng giao thông nông thôn…”, ông Lê Văn Hoàng kiến nghị.

Đề xuất ý tưởng và tầm nhìn chiến lược phát triển ngành, địa phương đến năm 2030, Sở Giao thông Vận tải cho biết, danh mục các công trình giao thông ưu tiên đầu tư phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với nhu cầu vốn dự kiến 28.167 tỷ đồng. Trong đó: giai đoạn 2021-2025: 13.544 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030: 14.623 tỷ đồng.

Về đường thủy nội địa, tỉnh sẽ đầu tư phát triển bến thủy nội địa (bến khách ngang sông), nạo vét và xây dựng kè chống xói lở hai bên bờ kênh Chợ Lách trong Dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam; nâng cấp, mở rộng cảng Giao Long thành cảng biển. Đồng thời, tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển vận tải đa phương thức theo hướng phát huy lợi thế của từng phương thức vận tải, kết nối giữa các hình thức vận tải; Nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển vận tải theo hướng thúc đẩy việc hình thành các đơn vị vận tải có năng lực cao. Bên cạnh đó, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải, tạo thuận lợi cho lưu thông, chia sẽ, phân phối hàng hóa liên vùng và dịch vụ logistics. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục đầu tư giao thông nông thôn từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, kết nối giữa các xã đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển của vùng nông thôn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giao thông Bến Tre: Chủ động trong liên kết vùng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714654390 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714654390 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10