[COVID-19] Phú Yên tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn UBND tỉnh Phú Yên vừa họp khẩn để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng

Theo đó, chiều 26/3, UBND tỉnh Phú Yên quyết định họp khẩn để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Chủ trì cuộc họp, ông Trần Hữu Thế - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đại Dương – Chủ tịch UBND tỉnh, các Sở, ban ngành, và đại diện một số doanh nghiệp đến tham tham dự.

Chiều nay 26/3, UBND tỉnh Phú Yên quyết định họp khẩn để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Chiều nay 26/3, UBND tỉnh Phú Yên quyết định họp khẩn để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Trình bày về những khó khăn và ảnh hưởng do dịch bệnh Covid -19 gây ra, bà Huỳnh Thị Khiết – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An Hưng, chia sẻ: Dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường và ngày càng lan rộng, bùng phát tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Tác động của dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu đã khiến cho doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc nói chung và Cty An Hưng nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn.

Cụ thể, nguyên phụ liệu của An Hưng chủ yếu nhập khâu từ Trung Quốc, nhưng hiện nay các nhà máy tại Trung Quốc hoạt động chưa ổn định dẫn đến Cộng ty không có nguyên phụ liệu để sản xuất, vì thế hoạt động sản xuất của Công ty phải cầm chừng.

Bên cạnh đó, các đơn hàng đang xuất khẩu sang Mỹ cũng bị đình trệ do chính sách của Mỹ tạm ngưng nhập khẩu các mặt hàng may mặc từ Việt Nam. Và theo dự báo, trong tình hình này khoảng tháng 7 mới có thể ổn định thị trường.

Dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường và ngày càng lan rộng, bùng phát tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tác động của dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu đã khiến cho doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc nói chung và Cty An Hưng nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn. Cụ thể, nguyên phụ liệu của An Hưng chủ yêu nhập khâu từ Trung Quốc, nhưng hiện nay các nhà máy tại Trung Quốc hoạt động chưa ổn định dẫn đến Cộng ty không có nguyên phụ liệu để sản xuất, vì thế hoạt động sản xuất của Công ty phải cầm chừng

Dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp,đã khiến cho doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc nói chung và Cty An Hưng nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn. 

Cũng theo bà Khiết, từ những tác động trên, công ty phải giảm giờ và ngày làm việc cho hơn 2000 công nhân (mỗi ngày nghỉ thêm 1 tiếng và mỗi tuần nghỉ thêm 01 ngày).

Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả pháp tạm thời, về lâu dài nếu tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp chắc chắn doanh nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khắn hơn.

Chưa kể việc nhà máy 2 của Cty An Hưng với 4000 công nhân chuẩn bị đi vào hoạt động sẽ buộc phải dừng để chờ cho đến khi thị trường ổn định.

Vì vậy, bà Khiết đề nghị UBND Tỉnh, các Sở, Ban, ngành xem xét cho Công ty tạm hoãn nộp tiền thuê đất (số còn lại), giảm lãi suất cũng như gia hạn nộp tiên Bao hiểm xã hội đến hết năm 2020 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho người lao động.

Tương tự ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú – Phú Yên, cho biết:  Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid – 19, các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị giảm lên tới 30%, và dự kiến trong tháng 4, 5 sẽ giảm tới 70% do chưa có đơn hàng và nguyên liệu đầu vào.

Việc này sẽ ảnh hưởng tới 2.500 công nhân đang làm việc tại công ty có nguy cơ phải nghỉ hàng loạt. Hiện tại, Công ty đang áp dụng là mỗi tuần nghỉ 2 ngày (thay vì trước đó chỉ nghỉ 1 ngày chủ nhật).

Dự kiến sang tháng 4, doanh nghiệp sẽ cho công nhân nghỉ phép luân phiên và tiếp theo sẽ là nghỉ hàng loạt, chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân nếu tình hình dịch bệnh Covid -19 vẫn có diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thu không mấy sáng sủa – ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, để chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đề nghị UBND tỉnh Phú Yên có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc: giảm tiền thuê đất, giãn thuế, khoanh nợ ngân hàng, miễn tiền BHXH cho người lao động trong những tháng bị ảnh hưởng.

Trường hợp xấu nhất là: “Khi doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp động với công nhân thì BHXH cho công nhân được hưởng ngay tiền Bảo hiểm thất nghiệp thay vì (06 tháng sau mới được nhận)" – ông Dũng đề nghị.

Mong chính quyền chia sẻ với doanh nghiệp

Đại diện Công ty Thủy sản Nguyễn Hưng, chia sẻ: Kể từ dịch Covid -19 bùng phát, nhiều đối tác nước ngoài đã giảm sản lượng khiến doanh nghiệp hết sức khó khăn.

Theo số liệu thông kê thì sản lượng xuất khẩu giảm khoảng 70% sản lượng của công ty. Việc giảm này đã kéo theo chi phí lưu kho khá lớn, kế hoạch của nhà máy 2 buộc phải tạm dừng chưa dám đưa vào sản xuất do dịch Covid -19.

Vì vậy rất mong chính quyền quền quan tâm giảm thuế, giãn thuế, hỗ trợ lãi suất và giãn tiền BHXH cho doanh nghiệp đến hết năm 2020.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề nghị UBND tỉnh Phú Yên can thiệp với Điện Lực Sông Cầu – Phú Yên, cho doanh nghiệp được thực hiện1 lần/tháng để doanh nghiệp sẽ chủ động và tận dụng được một khoản vốn nhất định để thu mua nguyên liệu của bà con và lo cho công nhân sản xuất, thay vì 3 lần/tháng (tức 10 ngày/lần) ở thời điểm hiện tại là hết sức khó khăn cho doanh nghiệp.

Tương tự ông Lê Hữu Tình - Phó Chủ nhiệm CLB doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu tỉnh Phú Yên, chia sẻ: Đây là thời điểm hết sức nhạy cảm vì đang trong thời điểm diễn biến phức tạp từ dịch bệnh Covid -19.

Vì vậy, việc Điện lực Sông Cầu đưa thông báo yêu cầu các doanh nghiệp phải phân kỳ đóng 3 lần/tháng (tức 10 ngày/lần), là hết sức khó khăn cho doanh nghiệp - ông Tình chia sẻ.

Cũng theo ông Tình, xét cho cùng thì chẳng có doanh nghiệp nào dám nợ quá hạn tiền điện của ngành Điện lực cả. Vì nếu nợ quá hạn chỉ vài ngày thôi là sẽ bị phạt tiền chậm nộp rất cao, đồng thời bị cắt điện ngay lập tức.

Bên cạnh đó, quy định của ngành Điện lực đã quá rõ ràng nên không có doanh nghiệp nào chây ì để buộc phải ngưng sản xuất.

Do đó, ông Tình đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành có kế hoạch tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong lúc này đồng thời có phương án giảm thuế, giãn thuế, hỗ trợ lãi suất ngân hàng và giãn tiền BHXH cho doanh nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện tại thì hoạt động kinh doanh của Petrolimex Phú Yên giảm khoảng 10%.

Không chỉ các doanh nghiệp thủy sản, may mặc mà ngành xăng dầu cũng bị ảnh hưởng do dịch Covid- 19 gây ra. Lương tiêu thu kém đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Petrolimex Phú Yên cũng giảm khoảng 10%.

Ông Nguyễn Đăng Chinh- Giám đốc Công ty Xăng dầu Phú yên, chia sẻ: Kể từ khi dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện, thoạt đầu có vẻ như ngành xăng dầu không bị ảnh hưởng gì nhưng trên thực tế thì cũng không kém các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, thủy sản, dịch vụ...

Sau khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên diện rộng và lan ra toàn cầu, thì giá dầu thế giới ngay lập tức đã giảm xuống.

Từ yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh của cả Tập đoàn và kéo theo là Petrolimex Phú Yên.

"Tính đến thời điểm hiện tại thì hoạt động kinh doanh của Petrolimex Phú Yên giảm khoảng 10%. Nguyên nhân là các loại hình dịch vụ về vận tải, du lịch, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm, nhu cầu đi lại của người dân hạn chế nên đây chính là nguyên nhân sụt giảm của ngành xăng dầu" – ông Chinh thông tin.

Chính quyền cam kết sẽ đồng hành

Báo cáo về các giải pháp đã triển khai trong tình hình dịch Covid-19, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, ông Nguyễn Xuân Hùng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Hiện Sở đã phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 và một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm giảm thiểu tác động kinh tế của dịch Covid-19 đối với tỉnh Phú Yên.

Qua đó, tại báo cáo số 232/BC-PHPY2 ngày 16/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên về hoạt động ngân hàng Phú Yên Quý I/2020, theo đó Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh bàn về việc chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Về phía Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã có Công văn số 784/CT-NVDTPC ngày 12/3/2020 V/v Giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 – ông Hùng cho biết.

Đại diện Công ty Thủy sản Nguyễn Hưng, chia sẻ: Kể từ dịch Covid -19 bùng phát, nhiều đối tác nước ngoài đã giảm sản lượng khiến doanh nghiệp hết sức khó khăn. Theo số liệu thông kê thì sản lượng xuất khẩu giảm khoảng 70% sản lượng của công ty. Việc giảm này đã kéo theo chi phí lưu kho khá lớn, kế hoạch của nhà máy 2 buộc phải tạm dừng chưa dám đưa vào sản xuất do dịch Covid -19

Ảnh hưởng từ dịch Covid -19, Công ty Thủy sản Nguyễn Hưng đã phải giảm sản lượng xuất khẩu giảm tới 70% . Việc giảm này đã kéo theo chi phí lưu kho khá lớn, và kế hoạch của nhà máy 2 buộc phải tạm dừng chưa dám đưa vào sản xuất.

Ông Phạm Đại Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, chia sẻ: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Do đó, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân cùng đồng lòng, chung tay vượt khó trong đại dịch.

Cụ thể, “các đơn vị, địa phương phải chủ động xây dựng phương án, kịch bản và giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, hỗ trợ các doanh nghiệp thị trường tiêu thụ, vốn, lãi suất, thuế... từ phía Nhà nước để đảm bảo “sức khỏe” chống lại đại dịch COVID-19. Mọi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp lúc này đều cần thiết và hơn bao giờ hết.

Đồng hành với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Phú Yên cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất, kinh doanh.

Còn ngành Thuế thì xem xét gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp cho người nộp thuế không có khả năng nộp thuế đúng hạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Bảo hiểm xã hội thì xem xét cho doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm..".- ông Dương chỉ đạo.

Kết luận tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Thế - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho rằng: Đây là những tổn thất lớn nhất mà cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và doanh nghiệp Phú Yên nói riêng đang phải gánh chịu.

Vì vậy, trước tiên, UBND tỉnh xin chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp về tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh ghi nhận tất cả những ý kiến của doanh nghiệp và cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.

"Trường hợp nào thuộc thẩm quyền của địa phương, địa phương sẽ quyết định giải quyết, và trường họp nào ngoài thẩm quyền sẽ kiến nghị và đề xuất với Chính phủ để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Quan điểm của UBND tỉnh Phú Yên là luôn luôn đồng hành với doanh nghiệp để vượt qua khó khăn này" – ông Thế khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [COVID-19] Phú Yên tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711668500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711668500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10