COVID-19: Sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản?

Diendandoanhnghiep.vn Dịch COVID-19 hiện nay khiến nhiều hợp đồng không thể thực hiện, câu hỏi đặt ra là đây có được coi là sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản để áp dụng khi bị ảnh hưởng trên thực tế?

Đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh, thương mại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực, cơ sở kinh doanh buộc phải đóng cửa, nhiều lao động bị mất việc làm, hoặc có thu nhập bị giảm sút đáng kể, và nhiều giao dịch buộc phải trì hoãn hoặc chấm dứt.

Các hoạt động này trên thực tế thường dựa trên cơ sở quan hệ hợp đồng. Vì thế, làm nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý như ảnh hưởng của COVID-19 và các biện pháp can thiệp của nhà nước để kiểm soát dịch bệnh đến việc thực hiện hợp đồng của các bên?

Nhiều nhà thầu phải giãn tiến độ thực hiện hợp đồng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhiều nhà thầu phải giãn tiến độ thực hiện hoặc phải trì hoãn hợp đồng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng cũng có doanh nghiệp lấy cớ bất khả kháng để trì hoãn hợp đồng.

Cụ thể, liệu việc một bên không thực hiện hợp đồng do đại dịch COVID-19 có dẫn đến việc họ phải chịu chế tài nhất định? Hay họ nên được miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hoàn cảnh này? Liệu đây có phải là căn cứ để các bên chấm dứt hợp đồng hay họ vẫn phải chịu sự ràng buộc vào quan hệ hợp đồng?

Từ góc độ pháp luật hợp đồng, sự xuất hiện của COVID-19 có thể được coi là một sự kiện bất ngờ tác động mạnh mẽ đến quan hệ hợp đồng của các bên.

Tuy nhiên, cũng có tình trạng nhiều trường hợp các bên đi vay tiền hoặc phải thanh toán tiền hàng đã “lấy cớ” bất khả kháng để từ chối hoặc trì hoãn việc thanh toán. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế được tình trạng này?

Tại Khoản 2 Điều Điều 351, Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định rằng: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Ở đây có hai vế, thứ nhất là khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng được miễn trách nhiệm với bên kia, nói đúng hơn phải là được giải trừ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì trách nhiệm có nhiều loại. Thứ hai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Liên quan đến nghĩa vụ thanh toán trong các hợp đồng điển hình là hợp đồng mua bán và hợp đồng vay, Bộ Luật Dân sự quy định rằng: “Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng” (Khoản 1 Điều 440 Bộ Luật Dân sự - Nghĩa vụ trả tiền); “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn” (Khoản 1 Điều 466 Bộ Luật Dân sự - Nghĩa vụ trả nợ của bên vay). Tương tự như vậy là nghĩa vụ trả tiền thuê tại mục Hợp đồng thuê hay nghĩa vụ thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động tại Bộ Luật Lao động.

Dù pháp luật Việt Nam và sách giáo khoa luật không nêu rõ nhưng tại các hệ thống tiên tiến, nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ “tuyệt đối” vì:

Thứ nhất, sự kiện này có thể khắc phục được (đi vay bên thứ ba,...);

Thứ hai, người ta sẽ rất khó khăn để chứng minh được rằng một người mất tiền họ đã “áp dụng mọi biện pháp cần thiết” để “không bị mất tiền”;

Thứ ba, tuyệt đại đa số các giao dịch trong xã hội đều liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền. Nếu áp dụng ngoại lệ bất khả kháng, vô hình chung mọi giao dịch/hợp đồng, cái vốn xây dựng nên của cải và niềm tin xã hội, đều có thể bị sụp đổ. Một người sẽ dễ dàng nại ra rằng mình không nhận được tiền, không đủ tiền, bị mất tiền để từ chối nghĩa vụ mà họ đã cam kết, gây ảnh hưởng cho bên kia.

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng có những ngoại lệ mà nghĩa vụ thanh toán có lẽ cũng sẽ được áp dụng sự kiện bất khả kháng.

Ví dụ vì lý do kiểm soát ngoại hối trong mùa dịch bệnh, một nước có thể áp đặt quy định rằng chỉ được thanh toán bằng ngoại tệ ra nước ngoài sau khi được chính phủ cho phép. Nếu bên có nghĩa vụ trả nợ không được chính phủ cho phép thanh toán, trong trường hợp này có lẽ sự kiện bất khả kháng sẽ được áp dụng.

 TS. LS. Nguyễn Quốc Vinh - Luật sư thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins Việt Nam - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

TS. LS. Nguyễn Quốc Vinh - Thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Về cách khắc phục, lần đầu tiên tại Bộ Luật Dân sự 2015, Việt Nam đã du nhập khái niệm “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” tại Điều 420. Khái niệm này rất giống với bất khả kháng khi nó cùng yêu cầu phải là sự kiện khách quan, bên bị ảnh hưởng phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết...

Tuy nhiên, nó có một điểm khác biệt. Đó là nếu tại sự kiện bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng phải chứng minh rằng mình “không thể khắc phục” được. Còn đối với khái niệm “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” thì bên bị ảnh hưởng vẫn có thể khắc phục được, tức là vẫn có thể thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng sẽ gây bất lợi (về mặt kinh tế) đáng kể cho bên có nghĩa vụ.

Ví dụ như nguyên vật liệu vẫn có bán để sản xuất nhưng giá đã lên gấp 10 lần kể từ thời điểm ký hợp đồng, việc thực hiện hợp đồng sẽ làm bên có nghĩa vụ lỗ nặng.

Trong trường hợp này, Bộ Luật Dân sự cho phép bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng hoặc nếu bên kia không đồng ý thì yêu cầu tòa án tuyên chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi các điều khoản của hợp đồng để cân bằng lợi ích các bên.

Đây là điều khoản mới của Bộ Luật Dân sự, các bên khi thực hiện hợp đồng cần cân nhắc và lưu ý để tránh tổn thất không đáng có.

(*) Thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins Việt Nam - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết COVID-19: Sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714493896 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714493896 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10