Cảm động, rớt nước mắt khi nhiều người bố, mẹ phải dứt con mình gửi cho ông bà nội, ngoại ở quê để ở lại xứ người, ở lại thành thị kiếm tiền mưu sinh.
Đó là những câu chuyện mùa dịch COVID-19 mà chúng ta dễ nhận thấy thời điểm này.
Mới đây, Sân bay Vân Đồn lần đầu tiên đón em bé 2-3 tháng tuổi được bố mẹ, gia đình tiễn ở sân bay Hàn Quốc “một mình” trở về nước trên chuyến bay Vietnam Airlines để tránh dịch COVID-19 đang là câu chuyện cảm động được nhiều người chia sẻ.
Như chia sẻ thì Sân bay Vân Đồn trong suốt thời gian hơn 1 năm hoạt động khai thác và đặc biệt những ngày đầu tháng 3 đã đón nhiều chuyến bay khởi hành từ ICN (Hàn Quốc). Nhưng có lẽ là lần đầu tiên đón em bé 2 - 3 tháng tuổi bay “một mình”. Bố mẹ, gia đình tiễn em ở sân bay và nhờ người quen trên chuyến bay ẵm về Việt Nam “tránh dịch”.
Có thể bạn quan tâm
14:12, 08/03/2020
13:38, 08/03/2020
13:05, 08/03/2020
10:23, 08/03/2020
08:26, 08/03/2020
05:05, 08/03/2020
18:42, 07/03/2020
03:33, 08/03/2020
Câu chuyện về tình yêu thương bao la được chia sẻ giữa tâm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều người cảm động. Một đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines xác nhận với giới báo chí rằng, vừa có một em bé khoảng 2 - 3 tháng tuổi từ Hàn Quốc về nước mà không có bố mẹ đi cùng trên chuyến bay do Vietnam Airlines thực hiện.
Vị này cho biết, khi về tới sân bay Vân Đồn, em bé đã được làm các thủ tục nhập cảnh, kiểm tra y tế, sau đó, cháu bé cùng với người phụ nữ được đưa về khu vực chăm sóc y tế cách ly theo đúng quy trình.
Đúng là, đã có những trường hợp làm việc ở tận xứ người quyết định bỏ việc để trở về Việt Nam né dịch, còn ở thành phố thì về quê sống chờ ngày dịch bệnh qua đi. Trong chiều ngược lại, nhiều người dân né đến những thành phố lớn vì sợ lây nhiễm. Ngay cả việc khám chữa bệnh, họ cũng lần lữa hoặc chọn phương án điều trị ở quê...
Dĩ nhiên, câu chuyện của em bé khoảng 2 – 3 tháng tuổi từ Hàn Quốc về nước mà không có bố mẹ đi cùng cũng tương tự như thế. Chỉ có điều sự khác biệt ở đây đó là em bé là “hành khách đặc biệt” trở về Việt Nam để né dịch một mình, bố mẹ em không thể về cùng bởi còn phải mưu sinh nơi xứ người.
Nói một cách chia sẻ thì đâu phải ai cũng có điều kiện để về quê khi đang có một công việc ở thành phố hoặc mưu sinh tận xứ người. Về thì bị mất việc, lấy gì nuôi bản thân, gia đình. Vì miếng cơm manh áo, phải trụ lại thôi. Hoặc, đâu phải ai cũng có quê mà về! Việc phải gửi con về như thế, cực chẳng đã mới phải xa con.
Dẫu sao đi nữa, việc gửi con cái về bên vòng tay nội, ngoại, và nơi an toàn không dịch bệnh, điều mà trẻ em và người già có tiền sử bệnh khác trong người tử vong cao thì vẫn hơn, yên tâm hơn. Bố mẹ của em bé đã đúng khi mong muốn em tránh được “tâm dịch”, khi biết Việt Nam quê mình vẫn là nơi an toàn, công tác kiểm soát dịch bệnh đang rất tốt.
Bằng chứng, Việt Nam là một trong những quốc gia được WHO đánh giá rất cao nỗ lực trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) không những đánh giá cao Việt Nam trong việc ngăn chặn dịch cúm, mà còn lên kế hoạch cử đoàn công tác sang Việt Nam trong tháng 3/2020 để trao đổi hợp tác và việc thành lập Văn phòng Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khu vực tại Việt Nam.
Hẳn những ngày qua, chúng ta đang trách cứ “bệnh nhân số 17” vì đi từ “tâm dịch” trở về lại không khai báo. Sao không trách cho được vì khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng ngàn, hàng vạn người vì một cá nhân thiếu trách nhiệm với cộng đồng.
Nhưng thôi, tạm thời gác lại sự trách cứ đó, bởi trong “mớ bòng bong” hỗn độn của sự toan lo cuộc sống, chút bất an, lo lắng giữa mùa dịch, vẫn còn có những câu chuyện cảm động, lay động lòng người như câu chuyện “hành khách đặc biệt” trở về Việt Nam một mình trong sự chào đón yêu thương của người thân, của đồng bào vậy.
Quả thật, trong muôn vàn cung bậc cảm xúc thì tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất.