Dịch COVID-19 với sự đình trệ của của ngành tòa án đã thổi bùng nhu cầu trực tuyến của ngành này.
Dịch COVID-19 với sự đình trệ của của ngành tòa án đã thổi bùng nhu cầu trực tuyến của ngành này.
Theo các chuyên gia, hiện nay ứng dụng của khoa học công nghệ trong đối phó dịch bệnh hay trong lĩnh vực tòa án không chỉ giải quyết được sự trì trệ của ngành tóa án mà còn mô hình tòa án điện tử có điều kiện phát triển tại Việt Nam.
Vừa qua, thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Tòa án nhân dân tối cao đã có chỉ thị tạm dừng nhận đơn khởi kiện trực tiếp, thay vào đó có thể gửi qua bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thực hiện nộp đơn kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án là một động thái tích cực, bước khởi đầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin, “số hóa” trong hoạt động của Tòa án và về lâu dài, có thể hướng đến “Tòa án thông minh”, Tòa án điện tử, trực tuyến,…
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Giám đốc điều hành của Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam nhận định việc sử dụng mô hình tòa án thông minh trong việc đối phó với sự trì trệ của dịch bệnh không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu thông tin trong hoạt động của ngành tòa án mà còn có thể làm thay đổi nhiều vấn đề của Tòa án nói riêng và tố tụng tư pháp nói chung.
Đối với lĩnh vực dân sự, đương sự vẫn có thể tham gia phiên xét xử mà không cần có mặt tại phòng xét xử thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến. Với giải pháp này, khả năng phải hoãn phiên xử do một bên không thể có mặt tại phòng xét xử sẽ giảm, chi phí cho đương sự sẽ giảm vì họ sẽ vẫn được tham gia phiên xét xử mà không phải mất thời gian di chuyển đến địa điểm xét xử.
Cơ quan Tòa án cũng tiết kiệm được khoản chi phí tiếp đón đương sự tại địa điểm xét xử. Riêng đối với xét xử các vụ án hình sự, trong trại giam sẽ phải có một phòng được xây dựng, bố trí giống phòng xét xử tại Tòa án và cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện điện tử cần thiết đảm bảo cho phiên tòa trực tuyến diễn ra.
Hiện nay, Tòa án cũng đã và đang áp dụng một số biện pháp “điện tử” trong hoạt động của mình như họp giao ban trực tuyến giữa các cấp Tòa. Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành cũng cho phép nộp đơn khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án, quy định phương thức tống đạt văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Tuy vậy, thực tế triển khai nộp đơn khởi kiện qua cổng thông tin, tống đạt văn bản bằng phương tiện điện tử vẫn rất hạn chế.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Luật sư Kiều Anh Vũ - giám đốc Công ty Luật KAV Law Yers cho rằng, nguyên nhân có thể là do thói quen của người dân chưa quen với việc ứng dụng điện tử trong hoạt động tố tụng; bên cạnh đó hệ thống điện tử của Tòa án vẫn chưa thân thiện, chưa dễ sử dụng, chưa đồng bộ,… Ngay cả chính quy định của pháp luật về điều kiện sử dụng phương thức điện tử cũng không dễ dàng, chẳng hạn như Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP yêu cầu phải “có chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận”; người khởi kiện, người tham gia tố tụng đăng ký nhận thông điệp dữ liệu điện tử phải nộp trực tiếp tại Tòa án đơn đăng ký theo mẫu được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tức là, muốn được tống đạt văn bản bằng hình thức điện tử thì cấn có yêu cầu chứ chưa phải là biện pháp mặc định.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 03/03/2020
16:30, 09/01/2020
03:30, 02/10/2019
Việc triển khai Tòa án thông minh, Tòa án trực tuyến ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có lẽ chỉ dừng lại ở mức độ “đặt vấn đề” và đang ở giai đoạn “sơ khai” (nộp đơn kiện và tống đạt văn bản). Để thực hiện được thì cần một lộ trình dài lâu, đòi hỏi quyết tâm cao độ, tư duy đổi mới của ngành Tòa án và cả tiềm lực về tài chính để đầu tư trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho việc số hóa, điện tử hóa và thông minh hóa hoạt động của Tòa án.
Nói như Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ thì thời gian tới, Tòa án Việt Nam phải tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Tòa án, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành; đảm bảo công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án; đơn giản hóa thủ tục, quy trình tố tụng tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân cũng như Tòa án.